Viêm lợi chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng viêm lợi và chảy máu chân răng nếu để lâu rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Tìm cách khắc phục và điều trị dứt điểm viêm lợi ngay khi phát hiện là giải pháp hàng đầu tránh bệnh diễn biến trở nặng.

Bạn đang xem: Sưng máu răng


*
Một trường hợp điển hình bị viêm lợi chảy máu chân răng


Nướu răng hay còn gọi là lợi, là bộ phận bảo vệ và giúp răng được giữ chắc trên hàm. Đây là bộ phận rất nhạy cảm trong khoang miệng và dễ bị tổn thương trong quá trình đánh răng, xỉa răng hoặc ăn những thức ăn cứng. Thông thường khi bị tổn thương nhẹ, lợi sẽ tự hồi phục sau vài ngày.

Tuy nhiên khi các vết thương to hoặc vì một tác nhân nào đó khiến việc sinh sản của các tế bào mô nướu kéo dài, làm chậm hoặc làm mô nướu không thể phục hồi và dễ dàng bị các vi khuẩn có hại bên trong miệng xâm nhập. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ mình. Và thế là bệnh viêm lợi hình thành.

Khi bị viêm, lợi thường sẽ cực kì nhạy cảm, thường xuyên cảm thấy đau tức, sưng tấy, thậm chí có thể chảy máu khi có tác động như chải răng, ăn thực phẩm cứng. Tình trạng này khiến người bệnh rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân nào gây nên viêm lợi chảy máu chân răng?

2.1 Chăm sóc răng miệng không tốt gây viêm lợi chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi và thường đều là những nguyên nhân rất quen thuộc. Phổ biến và dễ mắc phải nhất là viêm lợi xảy ra do vệ sinh răng miệng không tốt, thức ăn còn mắc lại ở răng sau khi ăn, từ đó hình thành nên mảng bám và trở thành cao răng – môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công răng và gây bệnh viêm lợi chảy máu chân răng.

Đối tượng dễ bị viêm lợi nhất do nguyên nhân này là trẻ em vì chúng không thể chủ động trong việc vệ sinh răng miệng, đôi khi những hành động hàng ngày như nhai thức ăn cứng, cắn móng tay hoặc mọc răng khiến lợi bị tổn thương cũng có thể là cơ hội để vi khuẩn từ mảng bám trên răng xâm nhập, gây viêm lợi.

Bên cạnh đó khi lợi bị va đập, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh. Khi việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, mô ở chân răng sẽ khó có khả năng phục hồi lại như ban đầu. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và viêm lợi.

2.2 Viêm lợi chảy máu chân răng do bệnh lý

– Biểu hiện của một số bệnh lý toàn thân như: tiểu đường, tim mạch, bệnh về máu, các bệnh lý gan, thận,…

– Biểu hiện của các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, u lợi.

– Nội tiết tố nữ thay đổi: Ở phái nữ, khi cơ thể có sự thay đổi lớn về nội tiết như bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc mãn kinh thường sẽ dẫn đến hiện tượng viêm lợi, chảy máu ở chân răng.

– Cơ thể thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng: Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất như vitamin C, vitamin K, canxi cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, nhất là rất dễ gây chảy máu ở chân răng.

3. Dấu hiệu cho thấy bị viêm lợi

Khi bị viêm lợi cấp, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức phần lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn có tính chất kích thích. Đồng thời khi soi gương có thể dễ dàng nhận thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng phồng, chạm vào răng cũng thấy đau. Nếu bị tình trạng viêm để lâu, tình trạng sưng tấy có thể sẽ giảm, chỉ hơi sưng tại viền cổ răng, thậm chí không còn bị đau nữa nhưng lại rất dễ gặp tình trạng chảy máu ở chân răng.


*

Màu nướu răng có thể tiết lộ mức độ viêm lợi


Lúc này, chúng ta phần nào có thể phát hiện và đánh giá mức độ bệnh qua tình trạng chảy máu với 4 mức độ như sau:

– Mức độ 1 – Chảy máu khi đánh răng: Xuất hiện những đốm đỏ hoặc màu sẫm trên bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, đôi khi ở bọt kem đánh răng.

– Mức độ 2 – Chảy máu khi có tác động nhẹ: Thay vì chỉ chảy máu trong và sau đánh răng, nếu viêm lợi nặng hơn, người bệnh có thể thấy chân răng bị chảy máu khi ăn, uống bình thường.

– Mức độ 3 – Chảy máu chân răng tự phát: Chảy máu có thể tự phát mà không có bất cứ sự tác động hoặc kích thích nào.

– Mức độ 4 – Nướu răng đổi màu: Phần lợi răng có thể chuyển từ màu hồng nhạt lên đến đỏ đậm, màu càng đậm đồng nghĩa càng có nhiều tế bào nướu bị viêm nhiễm. Lúc này hậu quả có thể găp là mô nướu bị ăn mòn và tăng nguy cơ mất răng.

4. Giải pháp điều trị và cải thiện viêm lợi

Điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng là một quá trình cần sự kết hợp từ việc thăm khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và tự chăm sóc răng tại nhà cũng như loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho nướu.


*

Đi khám nha sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách


Ở giai đoạn đầu nếu thấy nướu răng có biểu hiện nhức nhẹ hoặc hơi sưng và nghi ngờ viêm nướu, người bệnh có thể xem xét và chú ý hơn khi vệ sinh răng:

– Uống nước lọc tráng miệng ngay sau khi ăn, uống bất cứ thức ăn gì.

– Chú ý dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dư thừa còn kẹt lại tại kẽ răng. Lưu ý không nên sử dụng tăm, hoặc các vật nhọn.

– Đánh răng ít nhất ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau các bữa ăn 30 phút.

– Đánh răng đúng cách với bàn chải lông mềm, thay mới bàn chải sau mỗi 3 tháng.

– Súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý hoặc muối pha với nước ấm ở lượng vừa đủ, không quá mặn.

Xem thêm: Xịt Sâu Răng Midkid Giá Bao Nhiêu, Xịt Chống Sâu Răng Midkid

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất với các loại rau củ, hạn chế thực phẩm nhiều đường.

Nếu tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng vẫn xảy ra thường xuyên, liên tục, người bệnh cần thăm khám sớm tại cơ sở y tế, nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp


Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chảy máu nướu răng là tình trạng khá thường gặp nhưng nhiều người thường bỏ qua do cho rằng đây là tình trạng bình thường, nhất là sau khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa. Các chuyên gia cho biết, chảy máu nướu răng thường xuyên là dấu hiệu cho thấy nướu răng đang có vấn đề. Điều bạn cần làm là vệ sinh răng miệng sạch sẽ cùng với áp dụng các cách khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

1. Chảy máu nướu răng do nguyên nhân nào?

Chảy máu nướu răng là vấn đề răng miệng rất thường gặp, nguyên nhân thường do tổn thương nướu răng do bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa. Việc làm sạch không đúng cách cùng với nướu răng bị sưng, viêm trước đó là những yếu tố cùng tác động dẫn đến chảy máu nướu răng.

*

Chảy máu nướu răng là tình trạng thường gặp mà nhiều người bỏ qua

Nếu chảy máu nướu răng không thường xuyên, chỉ xảy ra do chấn thương không mong muốn thì vấn đề không quá đáng ngại. Song khi chảy máu nướu răng thường xuyên cùng với dấu hiệu đỏ, sưng, đau nướu thì cần lưu ý đây là dấu hiệu của bệnh nha chu.

Lúc này, cần chú ý tới việc chăm sóc răng miệng, loại bỏ nguyên nhân gây sưng đau, chảy máu nướu răng.

2. Khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà

Khi bị chảy máu nướu răng, bạn có thể khắc phục đơn giản để cầm máu, giảm sưng đau nướu răng và ngăn ngừa tái phát bằng các biện pháp đơn giản sau:

2.1. Dùng gạc cầm máu

Dù là chảy máu nướu răng hay tại bất cứ cơ quan nào, việc cầm máu đều cần thực hiện ngay lập tức để hạn chế máu chảy và nguy cơ nhiễm trùng. Với chảy máu nướu răng, bạn có thể cầm máu bằng việc dùng một miếng gạc ẩm, sạch áp lên vùng nướu tổn thương.

Với người bình thường, cách này sẽ giúp cầm máu nhanh chóng, nếu thời gian cầm máu lâu và lượng máu chảy nhiều, nguyên nhân có thể do bệnh lý đông máu hoặc miễn dịch yếu. Khi đó, người bệnh cần sớm đi khám bác sĩ để khắc phục tránh chảy máu nhiều khó cầm.

*

Cần cầm máu nhanh chóng khi bị chảy máu nướu răng

2.2. Súc miệng kháng khuẩn

Khi bị chảy máu nướu răng, người bệnh không chỉ bị đau đớn và chảy máu mà còn có nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm kéo dài. Trong miệng là môi trường đặc thù, tồn tại nhiều loại vi khuẩn nên khi bị chảy máu nướu răng hay bất cứ tổn thương răng miệng nào khác, người bệnh cũng cần chú ý súc miệng kháng khuẩn thường xuyên.

Ngoài ngăn ngừa nhiễm trùng, súc miệng với nước kháng khuẩn còn có tác dụng giảm viêm, điều trị viêm nướu và ngăn ngừa chảy máu nướu răng tái phát. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước súc miệng kháng khuẩn, nên lựa chọn các loại có thành phần hoạt tính tốt như: hydrogen peroxide, chlorhexidine,...

2.3. Chườm lạnh

Nếu chảy máu nướu răng do chấn thương răng miệng hoặc mô nướu nghiêm trọng thì chườm lạnh sẽ có tác dụng cầm máu, giảm đau tốt hơn là dùng gạc. Có thể chườm đá hoặc làm lạnh gạc để áp lên vùng viêm nướu bị chảy máu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.

2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Tình trạng chảy máu nướu răng rất thường xảy ra sau khi đánh răng, nguyên nhân là do đầu bàn chải cứng, chải răng chưa đúng cách kết hợp với mô nướu bị sưng viêm nhạy cảm hơn. Để khắc phục và phòng ngừa chảy máu nướu răng, nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng tốt hơn. Khi nướu quanh răng đỏ, bị chảy máu nướu răng thì thường có mảng bám cao răng tích tụ dọc theo đường viền nướu, hãy tới nha khoa để loại bỏ mảng bám này.

*

Đánh răng đúng cách để ngăn ngừa chảy máu nướu răng

Để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước,... Các đối tượng dễ bị chảy máu nướu răng do răng khôn, vị trí răng bất thường dẫn đến khó vệ sinh hoặc phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý hơn trong vệ sinh răng miệng.

2.5. Lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp

Người bị viêm nha chu, nướu răng nhạy cảm nên lựa chọn bàn chải đánh răng chuyên dụng với lông siêu mềm, thiết kế dành riêng cho răng nhạy cảm. Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian đánh răng với bàn chải lông mềm phù hợp là 2 phút, mỗi ngày 2 lần là đủ làm sạch răng và ít gây tổn thương nướu răng.

Ngoài ra, nên thay thế bàn chải đánh răng ít nhất mỗi 3 tháng một lần để đảm bảo lông bàn chải có thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

2.6. Lưu ý về chế độ ăn uống

Người bị chảy máu nướu răng ngoài lưu ý về vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống cũng cần quan tâm, dưới đây là một số lưu ý:

Bổ sung thêm Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tốt trong tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng mà người bị chảy máu nướu răng có nguy cơ cao. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người bị thiếu hụt Vitamin C thường bị chảy máu nướu răng nghiêm trọng hơn, khi được bổ sung đủ cùng với thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giảm đáng kể tần suất chảy máu nướu răng.

*

Người bị chảy máu nướu răng nên bổ sung Vitamin C

Những thực phẩm giàu Vitamin C nên bổ sung gồm: ớt đỏ, cà rốt, cam, bưởi, ổi, khoai lang,...

Bổ sung Vitamin K

Nếu như Vitamin C giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và chảy máu nướu răng thì Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Bổ sung đủ Vitamin K giúp quá trình đông máu hoạt động tốt hơn, từ đó có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng chảy máu nướu răng.

Các thực phẩm giàu Vitamin K nên bổ sung gồm: mù tạt, rau cải xoăn, rau bina,...

Hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, đường và carbs

Các nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn giảm carbs có tác dụng tốt trong ngăn ngừa bệnh răng miệng, trong đó có tình trạng chảy máu nướu răng. Chế độ ăn nhiều Carbs và đường sẽ làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám chân răng, dẫn đến sưng viêm nướu răng. Mảng bám tích tụ ở chân răng càng nhiều thì nguy cơ chảy máu nướu răng càng cao.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và carbs nên hạn chế bao gồm: các loại bánh ngọt, bánh mì tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, khoai tây chiên,...

3. Chảy máu nướu răng khi nào nên tới bác sĩ?

Nếu các biện pháp khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà trên không hiệu quả, tình trạng chảy máu rỉ rả hoặc kéo dài trên 24h thì người bệnh nên đi khám nha sĩ. Nha sĩ sẽ loại bỏ cao răng, dùng thuốc điều trị để tăng tốc độ chữa lành tổn thương ở nướu răng và hướng dẫn chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp giúp bạn ngăn ngừa chảy máu nướu răng hiệu quả hơn.

*

Hãy đi khám nha sĩ nếu chảy máu nướu răng kéo dài không khắc phục tại nhà được

Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch thăm khám, hãy liên hệ với nhakhoadrgreen.com qua Hotline 1900 56 56 56 hoặc đến hệ thống bệnh viện, phòng khám của nhakhoadrgreen.com.