Vi khuẩn gây sâu răng lây lan, làm sưng và lở nướu. Phần nướu răng bị sưng đau có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Bạn sẽ cảm thấy đau nướu trong quá trình ăn nhai hoặc đánh răng, thậm chí là chảy máu. Nướu răng bắt đầu tụ mủ và kèm theo hôi miệng. Viêm nướu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tụt nướu và ảnh hưởng đến cấu tạo hàm răng.
Bạn đang xem: Sâu răng viêm lợi
Tùy theo tình trạng răng sâu và lợi bị viêm như thế nào, Bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân theo hai cách đó là trám răng hoặc bọc răng sứ. Sau đó, Bệnh nhân cũng cần thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh sâu răng hình thành và tái phát.
Mục lục nội dung
Tại sao sâu răng dẫn đến viêm lợi?
Sâu răng là tình trạng răng bị các vi khuẩn có hại tấn công, phá hủy cấu trúc men bên ngoài, về lâu dài có thể tác động vào phần ngà và tủy răng bên trong. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời dễ gây nên nhiều biến chứng, trong đó sâu răng viêm lợi là tình trạng phổ biến nhất.
Sở dĩ sâu răng dẫn đến viêm lợi là do không vệ sinh thường xuyên và đúng cách, lâu ngày hình thành nên vôi răng bám vào thân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tích tụ và gây ra viêm nướu răng.
Bên cạnh đó, khi sâu răng đã chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ ảnh hưởng đến tủy răng bên trong, gây tác động đến phần chân răng, khiến nướu bị sưng đau, tích tụ mủ, dẫn đến viêm nhiễm.
Vôi răng nhiều tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tích tụ và gây ra viêm nướu răng
Sâu răng viêm lợi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm hơn cả viêm nha chu. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn nhai và có thể lây lan sang phần nướu ở các răng xung quanh, từ đó gây áp xe răng, dễ khiến răng bị lung lay và yếu dần đi.
Cách chữa sâu răng viêm lợi hiệu quả
Để chữa sâu răng viêm lợi hiệu quả, tốt nhất bạn nên tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín. Tại đây, các Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng sâu và phần lợi bị viêm như thế nào, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất. Thông thường, chữa sâu răng viêm lợi được thực hiện theo các cách sau:
Trám răng:
Nếu răng sâu bị viêm lợi nhưng sâu răng chưa phát triển nặng, mới chỉ tác động lên men hoặc ngà răng thì Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, cho người bệnh uống kháng sinh để nướu hết viêm, sau đó thực hiện hàn trám để bít lỗ sâu khi đã nạo sạch các vết sâu đen.
Hàn trám răng cho trường hợp sâu răng viêm lợi nhẹ
Bọc răng sứ:
Nếu răng sâu đã ở cấp độ nặng, tổn thương nhiều đến tủy thì Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nha khoa chuyên dụng, tiến hành cạo vôi răng và cho người bệnh uống kháng sinh để khắc phục tình trạng viêm nướu trước rồi mới điều trị tủy và tiến hành bọc sứ cho răng bị sâu.
Bọc răng sứ thẩm mỹ cho trường hợp sâu răng viêm lợi nặng
Sau khi Nha sĩ đã chữa dứt điểm sâu răng viêm lợi, Bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh sâu răng hình thành và tái phát.
Hiện nay, Nha khoa Nhân Tâm là trung tâm nha khoa điều trị răng sâu gây viêm lợi hiệu quả, an toàn bằng việc áp dụng công nghệ chữa trị và hệ thống máy móc tiên tiến nhất cùng với sự điều trị trực tiếp của các Nha sĩ giỏi, Bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm khi đến đây thăm khám và chữa sâu răng viêm lợi.
Nha khoa Nhân Tâm – Địa chỉ điều trị sâu răng viêm lợi uy tín
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách chữa sâu răng viêm lợi hiệu quả. Khi gặp phải tình trạng này, hãy đến ngay với Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Bệnh viêm lợi là viêm ở lợi, gây ra chảy máu, sung, đỏ, chảy dịch, thay đổi đường viền lợi và đôi khi gây khó chịu. Chẩn đoán dựa trên soi tai. Điều trị bao gồm việc vệ sinh răng nhờ nha sĩ và tăng cường vệ sinh răng miệng tại nhà. Các trường hợp nặng có thể cần kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Thông thường, lợi chắc mịn, ôm khít lấy răng, và tạo hình nhú lợi khỏe mạnh. Lợi sừng hóa gần thân răng là mô hồng có dạng chấm. Mô này lấp đầy toàn bộ không gian giữa các thân răng. Phần lợi xa thân răng được gọi là niêm mạc xương ổ răng, không sừng hóa, giàu mạch máu, di động, và liên tục với niêm mạc miệng. Dùng cây đè ép lên vùng lợi bình thường thì không chảy máu hoặc mủ.
Răng và nướu tương đối khỏe mạnh
Hình ảnh
BÁC SĨ ARMEN TARANYAN/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Viêm, hoặc viêm lợi là vấn đề về lợi thường gặp nhất, có thể tiến triển thành viêm quanh răng.
Căn nguyên của viêm lợi
Viêm lợi có thể
Gây ra do mảng bám (do vệ sinh răng miệng kém)
Không gây ra mảng bám
Viêm lợi do mảng bám
Hầu như tất cả viêm lợi là do mảng bám gây ra. Mảng khoáng hóa là sự lắng đọng của vi khuẩn, bã thức ăn, nước bọt và chất nhầy với canxi và muối phosphate. Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ giữa lợi và răng; tức là viêm lợi không xảy ra ở những nơi không có răng. Sự kích thích do mảng bám đi sâu quá rãnh lợi bình thường, tạo ra túi lợi. Các túi này chứa vi khuẩn có thể gây viêm lợi và sâu chân răng. Các yếu tố tại chỗ khác, chẳng hạn như sai khớp cắn, cao răng, dắt thức ăn, phục hình bị lỗi và khô miệng, đóng một vai trò thứ yếu.
Xem thêm: Game khám răng online - trò chơi bác sĩ nha khoa 12+
Viêm nướu do mảng bám có thể bị thúc đẩy hoặc trầm trọng hơn do thay đổi nội tiết tố, rối loạn hệ thống, thuốc hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Sự thay đổi hormone xảy ra ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai, và khi mãn kinh hoặc do các thuốc tránh thai đường uống (hoặc dạng tiêm) có thể làm viêm bùng phát.
Các bệnh lý toàn thân (ví dụ: tiểu đường, HIV/AIDS, thiếu vitamin, bệnh bạch cầu, giảm bạch cầu) có thể ảnh hưởng đến đáp ứng với nhiễm trùng. Một số bệnh nhân mắc bệnh Crohn có vùng dạng sỏi với phì đại lợi dạng u hạt xảy ra đồng thời với vấn đề đường ruột.
Các loại thuốc như la cyclosporine và nifedipine và thiếu hụt trầm trọng (hiếm ở Hoa Kỳ) niacin (gây bệnh pellagra) hoặc vitamin C (gây bệnh scorbut) có thể gây viêm nướu.
Tiếp xúc với kim loại nặng (ví dụ như chì, bismuth) có thể gây viêm lợi và đường tối màu ở viền lợi.
Viêm lợi không do mảng bám
Viêm lợi không do mảng bám xảy ra với một tỷ lệ nhỏ. Các nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và nấm, phản ứng dị ứng, chấn thương, rối loạn da niêm mạc (ví dụ: liken phẳng, dạng pemphigus) và các rối loạn di truyền (ví dụ: bệnh u xơ nướu di truyền).
Triệu chứng và Dấu hiệu viêm lợi
Viêm lợi đơn giản đầu tiên sẽ tăng độ sâu rãnh lợi, tiếp theo là gây đỏ, viêm lợi dọc theo một hoặc nhiều răng, sưng phồng nhú lợi và dễ chảy máu. Thường không đau. Viêm có thể hết, ở mức độ nông trong nhiều năm, hoặc đôi khi tiến triển đến viêm quanh răng.
Viêm quanh thân răng là tình trạng viêm cấp tính, đau đớn của vạt nướu (lợi trùm) trên một chiếc răng mọc một phần, thường là xung quanh răng hàm thứ ba hàm dưới (răng khôn). Nhiễm trùng là phổ biến, có thể phát triển thành áp xe hoặc viêm mô tế bào. Viêm quanh thân răng thường tái phát khi thức ăn bị mắc kẹt bên dưới vạt và có thể trầm trọng hơn do chấn thương từ răng hàm thứ ba hàm trên đối diện. Lợi trùm sẽ biến mất khi răng mọc hoàn toàn. Nhiều răng khôn không mọc hết và được gọi là răng ngầm.
Trong thời kỳ mãn kinh, có thể xảy ra viêm lợi bong vẩy. Nó được đặc trưng bởi mô đỏ nâu, đau và dễ chảy máu. Trước khi bong vẩy thì có thể có các mụn nước. Lợi mỏng là do các tế bào sừng hóa có khả năng kháng lại sự mài mòn của thức ăn không hiện diện. Một tổn thương nướu tương tự có thể liên quan đến pemphigus vulgaris, dạng emphigus bọng nước, dạng pemphigus màng nhầy hoặc lichen phẳng teo.
Trong khi mang thai, thường xảy ra sưng tấy, đặc biệt là vùng nhú lợi. Cục ở nướu mềm, có cuống màu đỏ thường phát sinh ở các nhú kẽ răng trong ba tháng đầu, có thể tồn tại trong suốt thai kỳ và có thể giảm bớt hoặc không giảm sau khi sinh. Các tăng trưởng này là u hạt sinh mủ, đôi khi được coi như là u khi mang thai. Nó phát triển nhanh chóng và sau đó ổn định. Thường có yếu tố kích thích bên dưới, như là cao răng hoặc viền phục hình thô ráp. Các tăng trưởng này cũng có thể xảy ra ở nam giới và phụ nữ không mang thai.
Tiểu đường không kiểm soát được có thể tăng thêm tác dụng của các chất kích thích nướu, làm cho nhiễm trùng thứ phát và áp xe nướu cấp tính trở nên phổ biến.
Trong bệnh bạch cầu, lợi bị sưng ứ bởi thâm nhiễm bạch cầu, các triệu chứng lâm sàng là nề, đau, và dễ chảy máu. Viêm lợi thường là biểu hiện của bệnh bạch cầu.
Trong bệnh Scobut, lợi bị viêm, phì đại, căng ứ, và dễ chảy máu. Trong miệng có thể xuất hiện các đốm xuất huyết và các vết bầm.
Trong bệnh pellagra (thiếu vitamin PP), lợi viêm, dễ chảy máu, và dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Ngoài ra, môi đỏ và nứt, cảm thấy miệng khô, lưỡi bóng và đỏ tươi, lưỡi và niêm mạc có thể bị loét.
Đánh giá lâm sàng
Mô đỏ, xốp ở đường lợi xác định chẩn đoán bệnh viêm lợi. Để phát hiện bệnh sớm, một số nha sĩ đo định kỳ độ sâu của túi lợi quanh mỗi từng răng. Độ sâu 3 mm là bình thường; túi sâu hơn có nguy cơ cao bị viêm nướu và viêm nha chu.