Tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh còn được gọi là răng nhạy cảm hay hiện tượng quá cảm ngà. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Mời các bạn theo dõi bài viết để có được thêm nhiều thông tin cần thiết cho mình.

Bạn đang xem: Sâu răng uống nước đá

*


Mục lục

Nguyên nhân bị ê buốt răng khi uống nước lạnh Cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh

Nguyên nhân bị ê buốt răng khi uống nước lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức mỗi khi uống nước lạnh. Cũng có thể do tác động bên ngoài, cũng có thể là do xuất phát từ sự nhạy cảm của răng.

Theo nhận định của các chuyên gia, răng bị ê buốt mỗi khi uống nước lạnh là do những nguyên nhân sau:

Răng nhạy cảm

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh có thể là do răng quá nhạy cảm. Răng có một mối liên kết với bộ não thông qua các dây thần kinh cảm giác nằm ở sâu dưới chân răng. Tình trạng ê buốt xảy ra khi các hệ thần kinh phản ứng nhạy hơn với thực phẩm hoặc nhiệt độ. Từ đó, gây ra các kích thích bên ngoài, không chỉ bởi từ nước lạnh mà kể cả những loại thực phẩm quá cay hay quá ngọt cũng có thể gây ra cảm giác ê buốt.

Tình trạng này thường xảy ra nhất vào buổi tối và buổi sáng thức dậy. Triệu chứng này thường không gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức, sốt, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, cáu gắt khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thói quen xấu khi đánh răng

Thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của răng. Khi đó, việc người bệnh thường xuyên chải răng bằng lực mạnh trong thời gian dài dễ gây ra các tổn thương ở răng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mòn men răng, làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm giác.

*

Thói quen nghiến răng

Tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân gây đau nhức, ê buốt răng khi uống nước lạnh. Với những người có thói quen nghiến răng vào ban đêm, men răng sẽ bị mòn đi, còn đối với trẻ em có thể làm răng ngắn hơn.

Những trường hợp này nếu không can thiệp kịp thời, phần ngà răng dần sẽ bị lộ ra khiến răng trở nên nhạy cảm và ê buốt nghiêm trọng nhất là khi tiếp xúc với nước lạnh.

Lạm dụng các loại kem đánh răng có chất tẩy trắng

Khi sử dụng các loại kem đánh răng làm trắng có thể làm sạch răng và loại bỏ các mảng bám. Tuy nhiên, khi lạm dụng chúng quá nhiều lại mang đến những hậu quả trái ngược. Các chất tẩy, chất làm trắng có trong đó sẽ khiến cho răng dần trở nên nhạy cảm hơn, khiến răng dễ bị ê buống khi tiếp xúc với nước lạnh hay đồ ăn nóng.

Do tình trạng đóng vôi, cao răng

Các mảng bám trên răng không chỉ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu mà còn gây ra những cơn ê buốt nghiêm trọng kéo dài. Những người thường xuyên loại bỏ cao răng hay vôi răng lâu ngày hình thành acid làm mất men răng, khiến răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

Xem chi tiết: Cao răng là gì? Những điều cần biết về cao răng

*

Những bệnh lý về răng miệng

Triệu chứng ê buốt răng là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu…Những tổn thương ở nướu và chân răng gây ra sự nhạy cảm của răng. Nên khi tiếp xúc với đồ lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh cảm giác gây ê buốt.

Do viêm tủy răng

Tủy răng là tổ chức liên kết các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng. Tình trạng viêm tủy xảy ra khi người bệnh có những tổn thương ở thân và chân răng, do việc điều trị sâu răng không triệt để, răng bị mòn hoặc viêm nha chu ăn sâu vào tủy.

Dấu hiệu của viêm tủy răng là những cơn đau nhức âm ỉ, ê buốt răng khi uống nước lạnh hoặc khi đồ ăn bị lọt sâu vào lỗ răng.

Có thể bạn quan tâm: Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh

Khi cảm thấy răng mình bị ê buốt khi uống nước lạnh, các bạn nên thực hiện những cách xử lý hay những mẹo chữa đơn giản tại nhà trước để xem tình trạng có cải thiện không? Có một vài cách khắc phục khá đơn giản mà hiệu quả với những tình trạng răng bị ê buốt nhẹ, các bạn có thể lưu ý sau:

Chải răng đúng cách

Khi chải răng, hãy đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng.

Không được chải răng quá mạnh và quá lâu. Thời gian đánh răng ít nhất 2-3 phút cho 2-3 lần mỗi ngày.

Không chải răng ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất nên chải răng sau khi ăn ít nhất 30 phút kết hợp với súc miệng bằng nước muối.

Tìm mua những loại bàn chải đánh răng phù hợp, có lông mềm để tránh tổn thương đến răng.

Sử dụng những loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, bị ê buốt. Các bạn có thể ưu tiên lựa chọn những dòng kem đánh răng có thành phần fluor, potassium nitrate…Các hoạt chất này có thể hỗ trợ giảm nhẹ sự nhạy cảm cho răng, giúp bảo vệ những ống ngày bị lộ, ngăn chặn các kích thích khi tiếp xúc với nước lạnh.

*

Bổ sung Canxi cho bữa ăn

Canxi là thành phần chính trong cấu tạo của xương cũng như của răng. Vì vậy, việc bổ sung thêm canxi là một cách giúp răng chắc khỏe hơn để chống lại những vấn đề răng miệng.

Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo như: bơ, trứng, sữa, thịt, cá, tôm, các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ…và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều…

Có thể bạn quan tâm:Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Các mẹo trị ê buốt răng

+ Dùng trà xanh: Các bạn hãy nhai một vài lá trà xanh trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Trong lá trà xanh có chứa hợp chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác giúp hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein bảo vệ răng.

+ Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa allicin, florua giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài. Đây là cách chữa ê buốt răng được nhiều người thực hiện do nguyên liệu phổ biến, rất dễ tìm.

+ Dùng quả óc chó: Hạt óc chó rất giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng từ đó làm thuyên giảm các cơn đau buốt. Hãy súc miệng bằng nước muối rồi nhai khoảng 20 gam óc chó trong khoảng 3-5 phút rồi nuốt.

Xem thêm: Nên Điều Trị Hay Nhổ Bỏ Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ Nguyên Nhân Do Đâu Xử Lý Như Thế Nào

+ Dùng rượu cau: Rượu cau được xem là phương pháp giúp trị sâu răng, viêm lợi và giảm ê buốt nhanh chóng. Bạn hãy sử dụng những quả cau tươi, không bị hư hỏng và loại vỏ phần hạt cau. Sau đó, cho vào bình thuỷ tinh đã đựng sẵn rượu để ngâm. Nên nén cau bằng một vật nặng để cau không bị trồi lên, tránh để bị thâm đen. Ngâm rượu cau trong vòng 2 tháng là có thể sử dụng được.

Sau khi đánh răng sạch sẽ, hãy ngậm một chút rượu cau trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi. Lưu ý, bạn không súc miệng và không ăn uống trong khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần như vậy, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đi đáng kể.

*

Uống nước lạnh bị buốt răng khi nào nên đi khám?

Bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị nếu xảy ra các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện các biện pháp khắc phục đơn giản ở trên mà không đạt được hiệu quả mong muốn.

+ Răng nhạy cảm, ê buốt, đau nhức không chỉ xảy ra khi uống nước lạnh mà xảy ra ở mọi lúc và cơn đau nghiêm trọng hơn.

+ Tình trạng ê buốt răng kéo dài quá lâu và dần xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý răng miệng.

Khi đó, các bạn phải đến các cơ sở nha khoa để các nha sĩ có kinh nghiệm thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Tuỳ vào từng tình trạng cụ thể sẽ có những phương án điều trị nha khoa phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị nha khoa phổ biến là trám răng và bọc răng sứ.

+ Trám răng là là phương pháp nạo và làm sạch chỗ răng bị sâu, răng bị hư tổn, gãy, mòn men răng nhẹ. Sau đó, đắp lên vật liệu chuyên dụng để tạo hình lại răng. Vật liệu trám thường là sứ hoặc silicon, thạch chao…an toàn và thường trùng màu với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ.

+ Bọc răng sứ: Đây là phương pháp thẩm mỹ răng được thực hiện bằng việc mài men răng, sau đó chế tạo chụp răng sứ để chụp lên răng nhằm bảo vệ răng thật khỏi các tác động gây hại bên ngoài.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp lỗ răng sâu lớn, răng bị vỡ nghiêm trọng hay xuất hiện các bệnh lý nặng, trám răng không khắc phục được.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ê buốt răng mỗi khi uống nước lạnh. Dù là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài, thì cũng từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nên bạn phải có được lối sống sạch sẽ, lành mạnh để luôn giữ cho mình sức khoẻ tốt, Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tình tạng răng bị ê buốt, các bạn nên nhanh chóng đến ngay nha khoa Thuý Đức để được các bác sĩ tại đây thăm khám và gợi ý kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau răng khi uống nước lạnh có thể do nhiều nguyên nhân <1>. Dưới đây là một số lý do và cách khắc phục:

Chăm sóc nướu: Vấn đề nướu như viêm nướu cũng có thể gây đau răng khi tiếp xúc với nước lạnh. Hãy duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ này.

Lưu ý rằng việc tự chẩn đoán không thay thế cho tư vấn của bác sĩ. Đối diện với tình trạng này, việc thăm nha sĩ để được đánh giá và điều trị là quan trọng.


Nội dung bài viết
Nguyên nhân đau răng khi uống nước lạnh
Cách khắc phục nhanh chóng đau nhức răng khi uống nước lạnh

Nguyên nhân đau răng khi uống nước lạnh

Uống nước lạnh bị đau răng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, cụ thể như:

Mòn cổ răng

Mòn cổ răng là hiện tượng phần chân răng được bao bọc xung quanh lợi dần bị bào mòn, tạo thành các lỗ hở ở những kẽ răng. Hiện tượng này khiến lớp men răng mất đi, ảnh hưởng đến tủy răng gây nên hiện tượng răng đau nhức. Khi bạn uống nước đá lạnh sẽ kích thích vào các dây thần kinh trong tủy răng gây đau buốt khó chịu.

Mòn cổ răng thường bị ở các khu vực răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa, chúng xuất hiện không mấy rõ ràng và khiến chúng ta chủ quan, cho đến khi nặng mới điều trị, lúc này, nguy cơ mủn răng, gãy răng là rất cao.

*
*
*
*
*
*
*
Thăm khám răng miệng định kỳ là cách ngăn ngừa các bệnh về lợi, nướu hiểu quả

Nếu răng gặp vấn đề, cần điều trị người bệnh cần phải tuân thủ trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, một số phương pháp điều trị giảm đau nhức răng:

Điều trị sâu răng: Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể xử lý bằng các biện pháp nha khoa như trám răng để hồi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai. Trong trường hợp, răng sâu đã xâm lấn vào tủy, gây sưng viêm, phù nề. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu. Sau khi nhổ răng, người bệnh bắt buộc phải trồng răng giả để không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Điều trị viêm lợi: Viêm lợi khi mới hình thành, việc điều trị khá dễ dàng, chỉ cần lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ các mảng bám dư thừa trên răng, loại bỏ vi khuẩn có trong răng. Viêm lợi nặng hơn như sưng, phì đại lợi, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt lớp phì đại lợi để tái tạo lại lợi mới, giúp chắc khỏe và sạch sẽ hơn.Điều trị viêm tủy: Khi răng có dấu hiệu sưng tấy, đau buốt kéo dài, rất có thể, tủy răng của người bệnh đang có vấn đề. Để điều trị dứt điểm viêm tủy, bác sĩ sẽ cần xác định chính xác mức độ nặng nhẹ của khu vực bị viêm, để diệt tủy 1 phần hay toàn bộ tủy ở chiếc răng đó, hạn chế độ lây lan, làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh.Điều trị mòn cổ răng: Tùy vào độ tuổi già hay trẻ và độ bào mòn của cổ răng, để đưa ra hướng điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp trám răng để phục hồi răng, duy trì tính thẩm mỹ và bảo vệ phần chân răng tốt nhất.Lấy cao răng: Đây là biện pháp đơn giản để làm sạch các mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn không có nơi để trú ngụ, khiến vi khuẩn không còn chỗ để lây lan, giảm tình trạng đau nhức răng hiệu quả.Khám răng định kỳ: Lời khuyên của các bác sĩ là nên đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần để làm sạch và sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng. 

Đau răng khi uống nước lạnh có thể đơn thuần là tình trạng răng nhạy cảm nhưng cũng có thể là những cảnh báo đến từ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy nên,người bệnh tuyệt đối không nên coi thường bất kỳ dấu hiệu nào dù chỉ là nhỏ nhất. Nếu cảm thấy tình trạng ê buốt có sự chuyển biến nặng hơn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị chính xác.