Sâu răng, mọc răng khôn, răng nhai không khớp đều, mắc tật nghiến răng… có thể dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu.
Bạn đang xem: Sâu răng đau đầu
Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những cơn đau này có liên quan đến các tín hiệu cảm giác được truyền đến não thông qua dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh lớn nhất ở đầu). Theo TS.BS. Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - các vấn đề răng miệng và đau đầu thường có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, răng miệng viêm, đau có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Đau răng: Đây thường là một triệu chứng của vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng, bệnh nướu răng hoặc nhiễm trùng tủy răng. Người bị viêm, đau răng, lợi có thể giảm nguy cơ phát triển thêm các vấn đề khác bằng cách đi khám và vệ sinh thường xuyên răng miệng.
Áp xe, nhiễm trùng ở hàm trên cũng có thể gây nhiễm trùng xoang cấp tính, suy nhược xoang hoặc đau nửa đầu. Các biến chứng khác có thể bao gồm nhiễm trùng cơ quan lớn đến viêm màng não.
Mọc răng khôn: Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc ở phía sau miệng, thường ở độ tuổi từ 17 đến 25. Trong khi hầu hết các răng khôn mọc bình thường, chúng có thể bị kẹt (tác động) trong nướu nếu không có đủ chỗ trong hàm hoặc nếu răng mọc không đúng góc có thể gây đau, bao gồm cả đau đầu.
Nếu ai đó đã bị đau răng khôn một thời gian gây ra đau đầu âm ỉ thì nên đi khám bác sĩ ở cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ xem có cần thiết nhổ răng khôn hay không hay chỉ cần vệ sinh răng và uống thuốc điều trị.
VPw
Dje22LLus5ABg" alt="*">
Mọc răng khôn có thể ảnh hưởng đến đầu và gây đau. Ảnh: Freepik
Răng nhai không khớp đều: Nếu các răng không khớp đều khi cắn vào nhau một cách bình thường có thể làm căng cơ hàm, dẫn đến đau hoặc sưng hàm. Giống như một cơn đau răng dai dẳng, cơn đau này có thể truyền lên đầu qua dây thần kinh và góp phần khiến bạn đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Nghiến răng hoặc mài răng: Khi ngủ, nhiều người có tật nghiến răng. Nghiến răng xảy ra vô tình trong khi ngủ, lúc căng thẳng hoặc lo lắng hoặc do một nguyên nhân thực thể, chẳng hạn như vết cắn nặng. Ngoài việc gây tổn thương và mòn răng, chứng nghiến răng không được điều trị cũng có thể dẫn đến đau hàm, đau đầu, đau tai, đau cổ và mặt.
Tổn thương răng do chứng nghiến răng có thể truyền cơn đau dây thần kinh từ răng vào mặt và đầu. Trong khi đó, căng cơ hàm có thể làm cơn đau lan từ các cơ này lên đầu, dẫn đến đau đầu do căng thẳng khớp thái dương hàm.
Nghiến răng cũng có thể góp phần gây ra chứng ngưng thở khi ngủ (tình trạng ngưng thở trong thời gian ngắn nhiều lần mỗi đêm trong khi ngủ). Ngưng thở khi ngủ có thể làm thiếu oxy và thay đổi đường kính mạch máu dẫn đến đau đầu vào buổi sáng, một vấn đề phổ biến ở những người mắc chứng này. Nhiều người đi làm răng thẩm mỹ, mài răng nhiều cũng bị ê buốt răng, tổn thương hàm và đau đầu.
Nếu bạn bị nghiến răng vào ban đêm thì nên đi khám bác sĩ nha khoa để được khám và hướng dẫn bảo vệ răng, giúp giảm các triệu chứng nghiến răng khi ngủ. Ngoài ra, bác sĩ còn áp dụng các phương pháp điều trị nghiến răng khác liên quan đến việc giải quyết nguyên nhân tâm lý hoặc điều chỉnh khớp cắn lệch bằng chỉnh nha.
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm (TMJ) là hai khớp nối hai hàm trên và dưới ở hai bên đầu. Nếu chức năng của các khớp này bị suy giảm gây đau, khó mở và đóng miệng. Người gặp tình trạng này có thể bi đau ở hàm, tai hoặc mặt, đau đầu nghiêm trọng trong một số trường hợp.
Để phòng tránh hoặc làm giảm các cơn đau đầu do răng miệng, chúng ta nên tránh các tác nhân gây đau đầu như tránh một số loại thức ăn và đồ uống nóng, cay, cứng hoặc đồ ăn quá lạnh... Người có dấu hiệu đau đầu đầu tiên dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể có hiệu quả. Lưu ý rằng việc phụ thuộc vào thuốc quá thường xuyên có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc. Người bệnh nên cố gắng đi ngủ, đắp khăn ấm hoặc mát lên trán hoặc cổ, tập thể dục trong không khí trong lành, trừ khi cơn đau đầu bị kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời.
Bác sĩ Minh Đức cho biết thêm, hầu hết các cơn đau đầu đều nhẹ và tự hết sau vài giờ hoặc sau khi sử dụng thuốc giảm đau. Nếu đau đầu nghiêm trọng hơn hoặc bị đau đầu, đau nửa đầu tái phát, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Đau răng dẫn đến đau đầu là một dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Mặc dù không quá phổ biến nhưng nếu điều trị không kịp thời dễ kéo theo những biến chứng như vấn đề về thị lực, hình thành cục máu đông hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Đau răng có dẫn đến đau đầu không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng như do sâu răng, ảnh hưởng từ răng khôn, hay bị nhiễm trùng khoang miệng. Nếu tình trạng đau răng kéo dài sẽ dẫn đến bị đau đầu đi kèm với triệu chứng buồn nôn, choáng váng.
Các chuyên gia cho rằng việc đau răng dẫn đến đau nửa đầu có liên quan đến dây thần kinh sinh ba và dây thần kinh nối răng với các cấu trúc khác trên khuôn mặt.
Khi dây thần kinh sinh ba bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng đau răng và đau đầu.
Xem thêm: Có cách nào giúp niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không ?
Nguyên nhân khiến đau răng dẫn đến đau đầu
Khi răng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến tủy. Khi đó tủy sẽ bị hoại tử rồi lan rộng đến xương ổ răng, tác động đến dây thần kinh, cuối cùng là truyền lên não bộ, gây ra hiện tượng đau đầu. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn khiến đau răng dẫn đến đau đầu:
Viêm xoang
Đau dây thần kinh sinh ba
Đau răng hàm dẫn đến đau đầu
Dây thần kinh sinh 3 đi qua vị trí răng hàm, vì thế một khi răng hàm bị nhức, bị tổn thương thì chúng ta sẽ cảm nhận được rõ những cơn đau đầu. Răng hàm bị đau thường do các nguyên nhân sau:
Sâu răng khiến đau răng và dẫn đến đau đầu
Do vệ sinh kém, do không biết cách bảo vệ răng miệng khiến vi khuẩn tích tụ dần dần gây sâu răng.
Sâu răng là nguyên nhân dẫn khiến đau răng dẫn đến đau đầu.
Mọc răng khôn
Răng khôn thường không mọc thẳng mà sẽ mọc lệch hoặc xiên vào vị trí răng hàm số 7, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây sưng đau nướu.Viêm nướu ở vị trí răng hàm: Khi bị nhiễm trùng thì vùng nướu cũng sẽ bị viêm nặng dẫn đến các cơn đau nhức răng, thậm chí là đau đầu.
Viêm xoang
Tình trạng viêm xoang hàm khiến hốc xoang sưng tấy và viêm nhiễm. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến các cơn đau răng nghiêm trọng và hình thành các cơn đau đầu.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm và các dây thần kinh cảm xúc của răng nằm liền kề. Vì thế, khi bị rối loạn khớp thái dương hàm sẽ dẫn đến đau răng, đau đầu.
Đau dây thần kinh sinh ba dẫn đến đau đầu
Khi dây thần kinh sinh ba bị tác động do sâu răng, đau răng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn một bên mặt. Nếu kéo dài sẽ dễ lan đến vùng đầu gây đau nhức, khó chịu.
Đau răng dẫn đến đau đầu có nguy hiểm không?
Mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi gặp phải tình trạng đau răng dẫn đến đau đầu Nhiều Cô Chú, Anh Chị đã khá chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các chuyên gia gọi trường hợp này là huyết khối xoang hang gây đau đầu dữ dội, đôi lúc còn ảnh hưởng đến mắt. Dưới đây là những rủi ro dễ gặp phải nhất khi đau răng đi kèm cơn đau đầu dữ dội:
Vấn đề về thị lực:
Hình thành cục máu đông:
Nhiễm trùng lan rộng:
Vấn đề về thị lực:
Mặc dù không quá phổ biến nhưng tình trạng đau răng dẫn đến đau đầu và ảnh hưởng đến thị lực vẫn có nguy cơ xảy ra. Vì thế, cần nên điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Đau răng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt.
Hình thành cục máu đông, cảnh báo cơn đau tim
Rủi ro cục máu đông có thể hình thành ở chân, phổi hoặc não - khá nhiều vị trí trên cơ thể. Tình trạng này khá nguy hiểm, gây đe dọa sức khỏe thậm chí là tính mạng.
Cơn đau răng sẽ từ từ lan dọc theo hàm, tai và lan lên vùng đầu. Không chỉ thế, vi khuẩn xâm nhập ở đường miệng vào mạch máu gây lắng đọng mỡ của động mạch, lâu dần hình thành cục máu đông ở chân, phổi hoặc não. Thậm chí còn gây cản trở lưu lượng máu, ảnh hưởng đến tim mạch. Nói chung, đau răng là triệu chứng âm thầm hay bị bỏ qua của những cơn đau đầu bất chợt và cả cơn đau tim.
Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Nhiễm trùng lan rộng
Viêm màng não cũng được xem là một rủi ro có thể mắc phải khi đau răng, đau đầu kéo dài. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là cứng cổ, ớn lạnh, tim đập nhanh và thở nhanh, không thể chủ quan.
Nên làm gì khi bị đau răng kèm theo đau đầu?
Khi bị đau răng dẫn đến đau đầu cần thiết phải chẩn đoán nguyên nhân sớm để có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây hãy đi khám bác sĩ:
Chải răng nhẹ nhàng
Bởi nếu chải răng quá mạnh thì lớp men răng sẽ bị mòn, dễ gây tổn thương. Vì thế, hãy đánh răng theo đường tròn hoặc chải lên xuống với lực nhẹ, bàn chải ở 1 góc 45 độ để bảo vệ răng miệng.
Sử dụng dụng cụ ngừa nghiến răng:
Nếu Cô Chú, Anh Chị nào bị nghiến răng, hãy dùng dụng cụ ngăn cách răng trên và ngăn dưới tiếp xúc với nhau để bảo vệ ăn không bị mẻ, vỡ vì thói quen nghiến răng khi ngủ.
Khám răng định kỳ
Nhiều người không quan tâm đến việc khám răng định kì, nhưng đây là cách để làm sạch vi khuẩn, mảng bám giúp răng luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Tốt nhất là nên đến nha khoa để kiểm tra răng 6 tháng/lần.
Chế độ ăn uống phù hợp
Chọn những thực phẩm giàu canxi và chất xơ, hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ ăn vặt những thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng để tránh các rủi ro gây tổn thương răng.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.