Giờ làm việc: Thứ 2 đến Chủ Nhật: Sáng từ 7h30 -11h30. Chiều từ 1h30 -17h30. Tết và các ngày lễ sẽ có thông báo riêng.
Bạn đang xem: Nội quy phòng khám nha khoa
ĐIỀU 2: QUY ĐỊNH DỊCH VỤ THĂM KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
- Dịch vụ tại phòng khám phải phù hợp với các dịch vụ đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh.
- Không cung cấp hàng nhái, hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
-Tất cả dịch vụ tại phòng khám phải có thương mại, giá bán phải niêm yết tại địa điểm kinh doanh bằng VNĐ.
ĐIỀU 3: QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẾN THĂM KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
- Mọi người đến phòng khám thăm khám, tư vấn và điều trị phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tại phòng khám, các quy định pháp luật hiện hành và sự hướng dẫn của cán bộ nhân viên phòng khám.
- Giữ gìn trật tự, an ninh, vệ sinh chung trong bệnh viện; Tự bảo quản tài sản cá nhân, đề phòng trộm cắp; Giữ gìn tài sản chung của phòng khám; nếu gây hỏng, mất phải đền;
- Không hút thuốc lá, sử dụng ma túy; uống rượu, bia; đánh bài bạc và không đem con vật vào trong phòng khám;
ĐIỀU 4: QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI KHÁCH ĐẾN LIÊN HỆ CÔNG TÁC
- Khách đến liên hệ làm việc đề nghị xuất trình giấy tờ, để xe đúng quy định và liên hệ bộ phận lễ tân để nhận thẻ khách mời.
- Khách có nhu cầu làm việc với ban lãnh đạo phòng khám xin liên hệ trước để được xếp lịch làm việc.
- Ngoài ra khách đến làm việc cũng phải tuân theo các nội quy, quy định của phòng khám và pháp luật.
- CBNV cơ quan nhà nước vào phòng khám để thi hành nhiệm vụ phải thông báo, xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ có liên quan đến việc thi hành nhiệm vụ với người có thẩm quyền ở phòng khám.
ĐIỀU 5: QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN PHÒNG KHÁM
- Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công, có tác phong đúng mực, thái độ hòa nhã, khiêm tốn khi giao tiếp và giải quyết công việc.
- Hướng dẫn tận tình cho mọi người trong phòng khám hiểu rõ và chấp hành theo đúng quy định của phòng khám và các quy định của nhà nước.
- Nghiêm cấm mọi biểu hiện tiêu cực, gian lận, gây cản trở khó khăn trong kinh doanh của phòng khám.
- Nghiêm cấm uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
ĐIỀU 6: QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC)
- Mọi người nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định về PCCC, phòng chống cháy nổ, các hiệu lệnh, bảng chỉ dẫn thoát hiểm, bảng cấm theo quy định pháp luật PCCC được đặt treo nơi dễ thấy.
- Nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy, nổ.
- Không đun nấu, thắp hương, đốt nến, vàng mã trong phòng khám.
- Bộ phận phụ trách về PCCC của phòng khám có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra mọi người thực hiện tốt các quy định về PCCC. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh báo động và tìm cách báo ngay cho phòng cảnh sát PCCC TP.
- Các hành vi vi phạm về quy định PCCC để xảy ra sự cố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ĐIỀU 7: QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TẠI PHÒNG KHÁM
- Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối trật tự trị an trong phạm vi phòng khám.
- Nghiêm cấm tổ chức tham gia đánh đề, hụi, cá cược, bói toán mê tín. Không phổ biến các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động.
- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không áp dụng các biện pháp phòng chống lây lan, người ăn xin, người đang say rượu bia, người đang mắc bệnh tâm thần không được phép vào phòng khám.
- Lực lượng bảo vệ trong phòng khám, trong ca trực có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản, hàng hóa tại phòng khám, cuối ca trực có bàn giao báo cáo cụ thể tình hình ca trực.
Xem thêm: Top 8 Phòng Khám Nha Khoa 108 Hạ Long, Phòng Khám Nha Khoa 108
ĐIỀU 8: QUY ĐỊNH VỀ VĂN MINH PHÒNG KHÁM
- Thực hiện văn minh thương mại: ăn mặc gọn gàng, lịch sự, hòa nhã trong giao tiếp ứng xử với mọi người.
- Trung thực trong kinh doanh, thực hiện mua bán hàng hóa, điều trị dịch vụ đúng giá niêm yết.
- Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo khu vực kinh doanh đảm bảo thẩm mỹ, thông thoáng và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
ĐIỀU 9: QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TẠI PHÒNG KHÁM
- Vi phạm liên quan đến pháp luật, công ty sẽ lập văn bản và chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
- Vi phạm nội quy phòng khám: Công ty sẽ có các hình thức phê bình, cảnh cáo, đình chỉ tạm thời, xử lý riêng đối với các cá nhân vi phạm là CBNV công ty.
1. Những khó khăn khi quản lý phòng khám nha khoa2. Kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoaĐể phòng khám nha khoa được hoạt động hiệu quả, đòi hỏi người quản lý nha khoa không những có chuyên môn chuyên ngành răng-hàm-mặt, mà còn phải biết cách quản lý phòng khám nha khoa. Dưới đây là những kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả mà các chủ phòng khám nên học hỏi để khắc phục những khó khăn thường hay gặp phải.
Những khó khăn khi quản lý phòng khám nha khoa
Các thành viên không thực hiện đúng nhiệm vụ
Mỗi nhân viên trong phòng khám đều được phân chia nhiệm vụ đúng với chuyên môn của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ đúng quy định và hoàn thành đúng trách nhiệm của mình. Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, vượt quyền,... là những việc tiêu cực thường xuyên xảy ra trong phòng khám nha khoa. Nếu như, người quản lý không có kinh nghiệm quản lý nhân viên, dẫn đến chất lượng công việc giảm suốt và gây nên những hậu quả khôn lường.
Quản lý vật tư y tế
- Các trang thiết bị, dụng cụ y tế trong phòng khám nha khoa sẽ đặc biệt hơn so với các phòng khám bệnh khác. Nếu không được chuẩn bị sẵn thì quá trình thực hiện điều trị sẽ bị ngắt quãng, tốn thời gian và chất lượng điều trị không được đảm bảo.
- Do đặc tính bệnh về răng của mỗi người khác nhau nên các vật tư y tế như: răng, bộ niềng,... đều sẽ được nhập sau khi khám, chẩn đoán cho khách hàng. Quá trình này khá tốn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Quản lý khách hàng
- Nhu cầu khám chữa, làm đẹp về răng hàm của con người ngày càng tăng cao nên việc thực hiện khám chữa bệnh ngày càng nhiều. Dẫn đến việc quản lý, theo dõi khách hàng ngày càng khó khăn hơn cho nhân viên phòng khám.
- Quá trình trị liệu về răng cũng phải trải qua nhiều giai đoạn mới hoàn thiện, việc xảy ra sai sót trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi.
Kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa
Đồng nhất quan điểm giữa các đồng nghiệp
- Cần có sự thống nhất giữa các bác sĩ nha khoa, các phụ tá với nhau trong việc lựa chọn liệu trình điều trị. Tất cả các nhân viên phòng khám nha khoa đều phải được đào tạo, đảm bảo hiểu rõ và đồng nhất những thông tin lâm sàng cơ bản để cung cấp khi bệnh nhân yêu cầu. Điều này giúp chuẩn hóa trải nghiệm của bệnh nhân từ lúc họ yêu cầu điều trị đến lúc đặt lịch hẹn, khám lâm sàng, điều trị và chăm sóc liên tục.
- Điều trị cấy ghép nha khoa là phương thức điều trị khá tốn kém về thời gian và tiền bạc của bệnh nhân. Các nhân viên trong phòng khám phải tư vấn một cách chuyên nghiệp về quy trình điều trị với khách hàng. Điều này giúp tăng thêm sự tin tưởng, niềm tin cho khách hàng khi được tư vấn.
- Để tránh việc nhân viên vượt quyền, trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho nhau,... dẫn đến công việc hoàn thành không được chất lượng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phòng khám. Chủ phòng khám cần có những kỹ năng quản lý nhân viên một cách phù hợp, để phòng khám đi vào hoạt động một cách thuận lợi hơn.
Quản lý khách hàng nha khoa
Để quản lý tốt phòng khám nha khoa, trước hết bạn phải quản lý tốt bệnh nhân của mình. Khách hàng là yếu tố quan trọng trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Nếu không có hình thức quản lý bệnh nhân hiệu quả thì khả năng mất khách rất cao.
Tiếp nhận, cải thiện đánh giá từ bệnh nhân nha khoa
- Bệnh nhân là người trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám, chính họ mới có những đánh giá khách quan về chất lượng dịch vụ. Vì vậy, các thành viên trong phòng khám phải có trách nhiệm quan tâm, thăm hỏi bệnh nhân về độ hài lòng cũng như chất lượng dịch vụ của phòng khám để có những cải thiện tốt hơn.
- Phần lớn, bệnh nhân thường tin tưởng người khác đánh giá hơn là những mẹo tiếp thị của chính cơ sở nha khoa. Bệnh nhân khi đến với phòng khám một phần là được giới thiệu từ người quen. Vậy nên, tận dụng những đánh giá tích cực của bệnh nhân để phát triển phòng khám là cần thiết.
- Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội của phòng khám như website, fanpage facebook, youtube cũng cần cung cấp thêm nhiều thông tin để hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng.
Người đồng hành cùng bác sĩ nha khoa
- Đa phần các chủ phòng khám đều là bác sĩ trưởng khoa, bác sĩ giỏi về chuyên môn nhưng lại không có kinh nghiệm về kinh doanh, cách quản lý phòng khám. Nên phòng khám cần có ít nhất một người có kinh nghiệm quản lý phòng khám, có kiến thức về các bộ luật liên quan đến việc mở phòng khám nha khoa để mọi hoạt động trong phòng khám được diễn ra một cách suôn sẻ.
- Khi có người phụ quản lý phòng khám, chủ phòng khám nha khoa sẽ có nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn của mình hơn.
Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám nha khoa
Thật đơn giản trong việc quản lý phòng khám khi bạn sử dụng phần mềm quản lý nha khoa. Với những tính năng ưu việt, phần mềm giúp tối ưu các quy trình quản lý tại phòng khám một cách đơn giản và hiệu quả. Là chủ phòng khám hãy chọn cho mình một công cụ hỗ trợ quản lý phòng khám phù hợp để làm cánh tay đắc lực cho mình trong việc kinh doanh phòng khám nha khoa.
Kết luận:
Những kinh nghiệm quản lý phòng khám nha khoa được chia sẻ đầy đủ ở bài viết trên, hy vọng sẽ giúp cải thiện được những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Hãy sáng suốt trong cách quản lý phòng khám của mình, biết tiếp nhận và thay đổi để bản thân, tập thể để việc kinh doanh phát triển hơn. Chúc bạn thành công!