Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn mọc ở độ tuổi từ 6-8 tuổi có chức năng cắn, nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, khi răng số 6 bị sâu nặng, viêm tuỷ cấp hoặc áp xe ổ răng thì chỉ định nhổ răng sẽ được đặt ra. Vậy với chức năng quan trọng trong việc ăn nhai thì nhổ răng số 6 có cần trồng lại không?
Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn lớn nhất, nằm ở vị trí thứ 6 tính từ răng cửa giữa thứ nhất ra sau. Răng thường mọc trong khoảng từ 6-8 tuổi và chiếm vị trí quan trọng trong việc giữ ổn định cho khớp cắn và chịu lực ăn nhai. Chính vì vậy nếu chỉ định nhổ răng diễn ra sau 8 tuổi thì răng số 6 không thể mọc lại và lúc này người bệnh cần tới các phương pháp phục hình răng để khỏa lấp vị trí răng số 6 cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai.
2. Nhổ răng số 6 có cần trồng lại không?
Răng số 6 đảm nhận vai trò ăn nhai rất quan trọng, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh do đó việc trồng răng số 6 sau khi nhổ gần như bắt buộc để tránh các biến chứng như:
Các vấn đề sức khoẻ khác: Khi lực ăn nhai của hàm bị suy giảm do mất răng số 6 có thể khiến thức ăn chưa được nhai kĩ đã thực tiếp đi vào dạ dày gây áp lực cho hệ tiêu hoá. Điều này gây cản trở cho sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và gây nên các nguy cơ bệnh lý đường ruộtTrồng răng số 6 sau khi nhổ là điều chắc chắn cần phải làm tuy nhiên một số người bệnh còn thắc mắc việc nhổ răng số 6 bao lâu thì trồng lại được?
Câu trả lời là còn tùy thuộc vào các yếu tố như phương pháp phục hình răng, khả năng phục hồi thương tổn của người bệnh và tình trạng sức khỏe răng miệng. Nhìn chung để vết thương ổn định và đủ điều kiện trồng răng thì mất khoảng 3-6 tháng sau khi nhổ răng số 6. Thời gian 3 tháng là đủ để vết thương do nhổ răng lành lại nhưng với người lớn tuổi hoặc cơ địa đặc biệt cần thời gian lâu hơn. Nếu sử dụng phương pháp dùng hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ thì thời gian khoảng 3 tháng sau nhổ là có thể thực hiện được nhưng với cấy ghép Implant có thể trồng ngay sau khi nhổ nếu đảm bảo sức khỏe.
Bạn đang xem: Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không
3. Có những phương pháp trồng răng số 6 nào?
Có 2 phương pháp phục hình răng số 6 chính sau khi nhổ gồm: Làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Làm cầu răng sứ:
Là phương pháp tiến hành mài nhỏ hai răng 5 và 7 rồi gắn cầu răng sứ lên trên, sau đó dùng keo dán chuyên dụng có độ bền chắc để cố định. Tuy nhiên yêu cầu răng số 5 và số 7 cần chắc khoẻ để làm trụ đỡƯu điểm: Là phương pháp phục hình răng nhanh chóng, chi phí phù hợp cho nhiều đối tượng và chỉ cần 2-3 ngày là có thể hoàn thiện. Tuy nhiên vì cần mài răng số 5 và số 7 nên dễ khiến các răng thật bị tổn thương. Đặc biệt khi dùng phương pháp làm cầu răng sứ không thể hạn chế được tình trạng tiêu xương hàmTrồng răng Implant:
Trụ răng Implant sẽ được gắn trực tiếp vào xương hàm, an toàn với cơ thể và có độ bền cao. Sau đó mão sứ sẽ được lắp lên trên để hoàn tất quá trình trồng răng. Sau khi hoàn thiện, răng Implant có thể giúp phục hồi gần như hoàn toàn chức năng ăn nhai, lại không ảnh hưởng tới 2 răng kế bên. Cấy ghép Implant cũng có tuổi thọ lâu dài hơn nhưng thời gian chờ tích hợp xương hàm khoảng từ 2-6 thángRăng số 6 hàm trên giữ vai trò rất quan trọng trong hàm răng. Việc nhổ chiếc răng này chỉ được chỉ định khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý như viêm tủy cấp, sâu răng hay áp xe ổ xương răng. Để hiểu rõ hơn về loại răng này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây.
1. Khái niệm răng số 6 hàm trên
Thông thường một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn (trong đó đã bao gồm 4 chiếc răng khôn) trên cung hàm. Răng số 6 còn được gọi là răng cối hay răng cấm, nó sở hữu kích thước lớn nhất trong hàm và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nhai, nghiền nát thức ăn. 6 - 8 tuổi là giai đoạn răng số 6 bắt đầu mọc. Dưới đây là đặc điểm mô tả răng số 6:Khác với những chiếc răng còn lại, răng số 6 chỉ mọc một lần duy nhất và sẽ không bị thay thế bởi chiếc răng nào khác như quá trình thay răng sữa;
Diện tích mặt nhai của răng số 6 rộng, chân răng lớn;
So với các răng khác, răng số 6 được bao quanh bởi nhiều dây chằng, mạch máu và dây thần kinh hơn nên nó đặc biệt nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài;
Răng số 6 nằm khuất trên cung hàm nên thường khiến chúng ta khó vệ sinh kỹ lưỡng hơn so với các răng khác.
Vị trí răng số 6
Trong trường hợp răng số 6 hàm trên gặp phải các vấn đề bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, mọc lệch,... sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như:
Viêm lợi, tác động đến các răng khác, gây viêm nha chu, cơ hàm bị mỏi mỗi khi hoạt động gây rối loạn khớp xương hàm;
2. Răng số 6 hàm trên - nên nhổ hay không?
Thường thì khi bệnh nhân gặp các vấn đề về răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ và khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng răng số 6 là răng cấm, bao quanh nó là hệ thống tổ chức dây thần kinh phức tạp nên việc nhổ bỏ chiếc răng này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Do đó nếu muốn thực hiện nhổ răng số 6 hàm trên, bạn cần lựa chọn địa chỉ Nha khoa uy tín, chất lượng đảm bảo được các tiêu chí sau:
Bác sĩ thực hiện cho bạn là người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có thể xác định chính xác tình trạng bệnh lý mà răng số 6 đang gặp phải để đưa ra quyết định có nên nhổ bỏ chiếc răng này hay không. Nếu có thể áp dụng các biện pháp y học khác để khắc phục thì không nhất thiết phải nhổ. Tuy nhiên nếu buộc phải loại bỏ chiếc răng này do những rủi ro mà nó gây nên thì bác sĩ sẽ phải đưa ra các phương án nhổ cũng như phác đồ điều trị hợp lý nhất giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe lẫn tính mạng cho người bệnh;
Hỗ trợ bác sĩ là hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến giúp đảm bảo quy trình thực hiện diễn ra an toàn, đem lại hiệu quả tối ưu để không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm;
Môi trường phẫu thuật phải vô trùng, tuân thủ đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
Quy trình nhổ răng diễn ra nhanh gọn, đúng kỹ thuật, không biến chứng, hạn chế tình trạng chảy máu để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
Xem thêm: Bảng Giá Đắp Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền? Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền
Nếu răng số 6 bị tổn thương nghiêm trọng không thể bảo tồn thì nên nhổ bỏ
3. Một số biện pháp giúp khôi phục răng số 6
Sau khi nhổ răng số 6, người bệnh cũng cần cân nhắc lựa chọn các phương pháp trồng răng thay thế để bảo tồn chức năng nhai và hoàn thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất, cụ thể đó là các biện pháp sau:
Bắc cầu răng sứ cho răng số 6 bị nhổ: 2 chiếc răng bên cạnh sẽ được mài và làm trụ răng, sau đó bác sĩ sẽ gắn nhịp cầu chụp răng sứ cố định lên 3 răng này. Mặc dù đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai nhưng vì cẩu răng sứ không có chân răng nên theo thời gian phương pháp này cũng khó ngăn cản được quá trình tiêu xương ở ổ răng số 6 đã mất;
Dùng răng giả tháo lắp khi nhai: biện pháp này không được ưu tiên áp dụng vì dễ bị xô lệch, không có tính cố định, độ bền thấp;
Cấy ghép răng Implant: một chiếc răng giả sẽ được cấy ghép hoàn chỉnh vào xương ổ răng số 6 thay thế cho chiếc răng đã bị nhổ. Chiếc răng này có cấu tạo, hình dáng rất giống với răng thật. Đây là kỹ thuật hiện đại có hiệu quả rất cao, vừa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai lại còn có độ bền cao, không lo bị xô lệch, tiêu xương hàm trong quá trình sử dụng.
4. Một số lưu ý sau khi nhổ răng số 6
Nhổ răng là một kỹ thuật đòi hỏi độ tỉ mỉ và tay nghề cao vì đây là thủ thuật phức tạp, có thể làm ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh cũng như toàn bộ cung hàm, đặc biệt đây lại còn là răng cấm có vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và quá trình phục hồi sau nhổ răng diễn ra nhanh chóng hơn, bạn nên thực hiện các biện pháp như:
Giảm sưng sau nhổ răng bằng cách chườm đá áp vào má bên vừa nhổ răng;
Cầm máu bằng bông gạc, sau 30 phút thì thay băng đến khi máu ngừng chảy;
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Phần lớn là các thuốc giúp chống viêm và giảm đau;
Chải răng và súc miệng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương để không gây chảy máu;
Không dùng thức ăn quá dai, quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ nướu và răng.
Thiếu răng số 6 có thể làm thay đổi cấu trúc của hàm
Lưu ý rằng nếu sau từ 3 - 5 ngày mà các cơn đau do nhổ răng không thuyên giảm, đồng thời từ vết nhổ có mủ chảy ra nên bạn cần đi khám ngay để được xử lý sớm bởi vì đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vết mổ.
Có thể thấy rằng răng số 6 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng nhai và vấn đề thẩm mỹ của khuôn mặt. Nếu bạn đang có nhu cầu được kiểm tra răng số 6 hay bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, hãy đến Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa nhakhoadrgreen.com để được các bác sĩ nha khoa thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.