Etching bề mặt răng để sửa soạn trước khi dán (trám) là một quy trình quan trọng trong thực hành nha khoa. Những điểm khác biệt trong kỹ thuật etching, bề mặt răng cần etch, loại etching bạn chọn là một số điều bạn cần biết trước khi tiến hành tạo cơ chế vi lưu cơ học này cho quá trình dán (trám).
Bạn đang xem: Etching trong nha khoa là gì
ETCHING MEN RĂNG VÀ ETCHING NGÀ RĂNG
Men răng được cấu trúc từ các tinh thể hydroxyapatite, khác với ngà răng được cấu tạo từ hydroxyapatite và mạng lưới sợi collagen. Men răng có lực liên phân tử mạnh và bề mặt có năng lượng cao. Trong khi đó, ngà răng có lực liên phân tử yếu và bề mặt có mức năng lượng thấp nên yêu cầu etching hai bề mặt này khác nhau mới có thể đạt hiệu quả.
Hơn nữa, thành phần của ngà răng thay đổi theo độ sâu, từ bề mặt đến lớp ngà sâu hơn bên dưới. Khác với men răng, trên bề mặt ngà răng có lớp mùn ngà, chứa thành phần hữu cơ và dịch ngà từ tủy răng hướng ra. Mật độ ống ngà tăng lên khi đi sâu vào lớp ngà, đồng thời thành phần nước cũng nhiều hơn. Khả năng xâm nhập của keo dán vào bên trong các ống ngà để tạo ra liên kết dán vật liệu phục hồi. Khi ngà răng bị sâu, ngà có khuynh hướng khoáng hóa và giảm tính thẩm thấu. Ngoài ra, ngà răng cũng dày lên và giảm tính thẩm thấu khi tuổi tác tăng lên, thậm chí khi ngà răng khỏe mạnh.
Vì hai loại cấu trúc mô cứng này của răng khác nhau nên etching trên men răng và ngà răng có nhiệm vụ khác nhau và bề mặt cần dán sẽ quyết định quy trình etching khác nhau. Khi etching men răng, bạn sẽ tạo ra bề mặt nhám để đạt cơ chế vi lưu cơ học cho lớp keo dán. Trong trường hợp này, chúng ta cần hoạt chất đủ tính acid để hòa tan một phần thành phần khoáng chất của men răng. Acid phosphoric đủ khả năng etching men răng. Một số loại keo dán/primer self-etch cũng có thể tạo kết cấu bề mặt trên men răng. Tuy nhiên, một vài loại keo dán adhesive không đủ tính acid để etching trên men răng. Khi đó, cần sử dụng acid phosphoric để etching riêng trên men răng trước.
Quá trình etching trên ngà răng thì acid phosphoric có tác dụng khử khoáng một phần và bộc lộ collagen. Khi đó, keo dán có thể xâm nhập vào mạng lưới collagen bộc lộ và hình thành lớp lai. Lớp lai này có thể dày vài micron và cho phép hình thành liên kết chắc chắn với ngà răng. Các loại keo dán self-etch cũng có thể khử khoáng một phần khoáng chất trên ngà răng, tuy nhiên, không đạt được mức độ như acid phosphoric và không loại bỏ lớp mùn ngà. Keo dán universal cũng chính là một dòng keo dán self-etch. Các loại monomer trong keo dán universal có khả năng kết nối với Calcium trong thành phần của ngà răng, cho nên mặc dù lớp lai có độ dày thấp hơn so với khi etching bằng acid phosphoric, vào khoảng 0,5 micron, nên keo dán universal có thể tạo thành cơ chế lưu hóa học với thành phần khoáng chất trong ngà răng.
Một khía cạnh cần cân nhắc khi etching trên ngà răng là etching quá mức. Khi quá nhiều collagen bị bộc lộ thì keo dán lại không thể thấm hoàn toàn vào collagen. Collagen bộc lộ có thể bị thủy phân hoặc phân hủy bởi enzyme. Đồng thời, etching quá mức có nguy cơ dẫn đến nhạy cảm ngà sau khi thực hiện. Do đó, etching tự giới hạn sẽ có lợi hơn vì hạn chế được tình trạng etching quá mức này.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KỸ THUẬT ETCHING
Total-etch: trong kỹ thuật này, etching gel được áp dụng trên toàn bộ bề mặt răng sửa soạn, gồm cả men răng và ngà răng. Ưu điểm của phương pháp này đảm bảo việc tạo cơ chế lưu cơ học trên toàn bộ bề mặt răng. Nhược điểm là cần đảm bảo thời gian etching riêng biệt trên men răng và ngà răng khác nhau để đạt được độ bền dán tối ưu. Ngoài ra, vấn đề khi etching trên ngà răng nếu xảy ra có thể là bệnh nhân sẽ bị nhạy cảm sau khi thực hiện thủ thuật (trám hoặc gắn răng). Self-etch: kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng sản phẩm một bước, gồm etchant và keo dán, bao gồm primer cho lớp ngà răng. Ưu điểm là tiết kiệm thời gian và có thể tiên lượng được trước kết quả etching trên ngà răng. Tuy nhiên, nhược điểm là ít hiệu quả etching trên men răng. Selective-etch: theo kỹ thuật này, etching gel chỉ được sử dụng trên men răng; còn ngà răng được bít kín thay vì etching. Ưu điểm là giảm nguy cơ nhạy cảm ngà răng sau khi thực hiện. Nhược điểm là nó có thể không etching đủ một số bề mặt men răng để tạo được độ bền dán. Do đó, khi thực hiện kỹ thuật selective-etch, cần xác định rõ cấu trúc men răng và ngà răng, để có thể thực hiện etching đủ trên men răng và loại etching sử dụng có độ nhớt cao, ổn định vị trí để không chảy lan vào ngà răng. Kỹ thuật selective-etch là sự lựa chọn phù hợp cho bề mặt làm việc gồm cả men răng và ngà răng.Hệ thống dán universal, còn được gọi là keo dán đa năng và sử dụng phương pháp 1 chai cho các bề mặt cần dán khác nhau. Các thế hệ keo dán universal mới nhất được tích hợp các loại monomer khác để đơn giản hóa việc etching trên ngà răng. Một ví dụ là Methacryloyloxydecyl Dihydrogen Phosphate (MDP), là một monomer ưa nước với đặc tính acid nhẹ. MDP cho phép keo dán universal sử dụng được với bất kỳ kỹ thuật etching nào. Những hệ thống dán mới này giảm vi kẽ, tăng khả năng xâm nhập của resin vào các trũng rãnh, làm giảm hoặc loại bỏ nhạy cảm sau thủ thuật.
Cuối cùng, theo the Compendium of Continuing Education in Dentistry, việc chọn lựa kỹ thuật etching cũng tùy thuộc vào thói quen của nhà lâm sàng. Tuy nhiên, tác giả cũng đề xuất áp dụng kỹ thuật total-etch cho phục hình gián tiếp có bề mặt dán chủ yếu là men răng; và kỹ thuật self-etch phù hợp cho các phục hồi trực tiếp bằng composite, khi bề mặt răng được sửa soạn chủ yếu là ngà răng. Nói cách khác, có những trường hợp total-etch có hiệu quả hơn kỹ thuật self-etch và ngược lại. Đối với các bề mặt dán bao gồm cả men răng và ngà răng, và men răng vẫn chiếm tỉ lệ lớn thì kỹ thuật selective-etch cũng có hiệu quả trong việc tăng độ bền dán. Tuy nhiên, các tài liệu gần đây cho thấy kỹ thuật self-etch với keo dán có thành phần monomer cải tiến tạo được liên kết hóa học với lớp ngà răng hiện đang cho thấy là một hướng đi đúng trong việc dán trên ngà./.
Quátrình etching trong nha khoa là vô cùng quan trọng trong việc tạo độ nhám để gắn keo dán giữ vật liệu và bề mặt răng không bị bong tróc. Vậy những lưu ý khi sử dụng etching nha khoa là gì để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Anh & Em tìm hiểu thông qua bài viết sau.Tìm hiểu về quá trình etching nha khoa
Etching là một quy trình nha khoa thường được sử dụng khi chuẩn bị bề mặt để thực hiện điều trị trám răng. Quá trình này tạo ra bề mặt nhám có độ bám dính tốt để hạn chế các tình trạng bong tróc vật liệu.
Xem thêm: Làm Nha Khoa, Bạn Nhất Định Phải Dùng Máy Hút Trung Tâm Nha Khoa
Quá trình etching sẽ sử dụng các chất như axit phosphoric hoặc axit hydrofluoric để tạo ra sự ăn mòn trên bề mặt răng, từ đó hình thành các kẽ hở có cấu trúc nhỏ. Khi thực hiện kỹ thuật trám, keo dính trên bề mặt răng sẽ lấp đầy vào các cấu trúc nhỏ làm tăng cường độ bám dính với vật liệu.
Quá trình etching nha khoa giúp chuẩn bị bề mặt hiệu quả để kết dính vật liệu trámNhững lưu ý khi khi sử dụng etching nha khoa
Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất
Khi sử dụng etching trong điều trị nha khoa, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất là điều quan trọng. Việc tuân thủ hướng dẫn sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Bởi mỗi một sản phẩm sẽ có những yêu cầu và cách sử dụng khác nhau để mang lại kết quả tốt nhất tới người sử dụng.
Chuẩn bị bề mặt răng đúng cách
Chuẩn bị bề mặt răng trước khi thực hiện quá trình etching nha khoa là bước quan trọng giúp đảm bảo kết quả tốt và độ bền của quá trình gắn kết. Nha sĩ cần thực hiện việc vệ sinh kỹ bề mặt răng, sử dụng chất chống nước bọt, bảo vệ mô nướu và kiểm tra bề mặt răng trước khi áp dụng etching.
Chuẩn bị bề mặt răng được làm sạch và khô ráo để quá trình etching đạt hiệu quả caoChú ý thời gian etching
Khi áp dụng chất etching lên bề mặt răng sẽ tác động để loại bỏ lớp mảng bám và tạo ra các kẽ hở nhỏ trên bề mặt. Quá trình này tạo điều kiện cho chất gắn kết có thể xâm nhập và tạo liên kết hóa học với bề mặt răng. Tuy nhiên, nếu thời gian etching quá ngắn, không đủ để tạo ra cấu trúc bề mặt lý tưởng, quá trình gắn kết có thể không đạt được sự liên kết mạnh mẽ và ổn định.
Ngược lại, nếu thời gian etching kéo dài quá lâu, nó có thể gây tổn thương cho bề mặt răng bằng cách làm mất đi một phần của mô men cân bằng và gây ra vết nứt hay làm mỏng đi lớp men răng. Điều này có thể làm giảm độ bền của bề mặt và làm suy yếu quá trình gắn kết.
Rửa sạch sau khi etching
Chất etching thường có tính axit mạnh và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nếu vẫn còn tồn tại trên bề mặt. Nếu không rửa sạch đầy đủ, chất etching có thể tiếp tục tác động lên bề mặt răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc men răng và mô nướu xung quanh. Điều này có thể làm giảm độ bền của quá trình gắn kết và gây ra vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Bảo vệ mô mềm xung quanh
Các mô mềm trong miệng thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất là trong quá trình điều trị nội nha. Chất etching có thể gây kích ứng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến mô nướu, gây ra sự viêm nhiễm hoặc khó chịu. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập gây ra vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Sự khác nhau của các kỹ thuật etching
Total-etch
Kỹ thuật Total-etch được áp dụng trên cả bề mặt men răng và ngà răngKỹ thuật Total-etch được áp dụng trên toàn bề mặt răng bao gồm cả men răng và ngà răng. Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra cơ chế lưu cơ học trên toàn bề mặt được tác động giúp tạo ra bề mặt nhám hiệu quả và tăng khả năng kết dính vật liệu.
Tuy nhiên, lưu ý là nha sĩ cần đảm bảo thời gian etching riêng biệt trên men răng và ngà răng thì mới mang lại hiệu quả tuyệt đối. Sau khi etching trên ngà răng, bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng nhạy cảm răng trong một thời gian ngắn.
Self-etch
Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là chất etching và chất keo được kết hợp trong một sản phẩm duy nhất. Nhờ đó, nha sĩ và bệnh nhân có thể tiết kiệm được thời gian điều trị và xác định trước kết quả etching phần ngà răng. Tuy nhiên nhược điểm của kỹ thuật này là ít hiệu quả etching trên phần men răng.
Selective-etch
Selective-etch là kỹ thuật etching một phần, được sử dụng trên men răng và ngà răng sẽ được bịt kín lại. Ưu điểm của kỹ thuật này là sẽ giảm nhạy cảm răng sau khi thực hiện điều trị nha khoa.
Tuy nhiên, quá trình etching này sẽ có thể làm thiếu bề mặt để tạo mặt nhám trước khi gắn vật liệu trám. Do đó, khi thực hiện kỹ thuật selective-etch, nha sĩ cần đảm bảo nắm rõ cấu trúc của men răng và ngà răng để xác định phần thực hiện quy trình etching chính xác.
Bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng etching nha khoa nhằm mang lại kết quả điều trị cao nhất. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn thực hiện các quy trình nha khoa an toàn, hiệu quả nhé!
Trụ sở chính: Số 28A, N445/68 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Hà Nội: Sảnh B – Tòa nhà N09B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Hồ Chí Minh: 1148 đường 3/2, Phường 12, Quận 11, Hồ Chí Minh