Đau răng hàm trên do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng. Tình trạng răng bị chấn thương hay mọc răng khôn cũng gây ra những cơn đau răng.
Bạn đang xem: Bị nhức răng hàm trên
Để điều trị triệt để tình trạng này, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám, thực hiện điều trị theo chỉ định của Bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân gây đau răng mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây đau răng hàm trên
Đau răng hàm trên là tình trạng đau nhức răng hoặc các tổ chức xung quanh răng ở hàm trên. Các triệu chứng có thể đi kèm tình trạng đau răng bao gồm:
Răng bị ê buốt, đau nhức nhẹ, sau đó cơn đau tăng dần, đau từ âm ỉ đến đau nhói đột ngộtNướu răng bị sưng đỏ, viêm, chảy máu nướu, có thể có mủ chảy ra.Răng bị kích thích khi có tác động như đánh răng, nhiệt độ nóng/ lạnh
Chân răng có dấu hiệu lung lay
Hàm co cứng, khó há miệng để ăn nhai và giao tiếp
Sốt, nổi hạch, đau đầu, mệt mỏi…
Các cơn đau răng có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài, đau mức độ nhẹ hay đau tê tái, có thể đau do có tác động hoặc đau răng tự phát tùy theo mức độ tổn thương. Những nguyên nhân gây đau răng hàm trên thường gặp gồm có:
1. Các bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau răng. Khi bị đau răng, có nghĩa là răng và các tổ chức xung quanh răng đang gặp phải các vấn đề bất thường như:
Sâu răng: Vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa và tạo ra axit, axit ăn mòn men răng và hình thành các lỗ hổng. Xuất hiện tình trạng đau khi vi khuẩn tấn công vào ngà răng, tủy răng, kích thích dây thần kinh trong tủy răng và gây đau.Sâu răng hàm trên gây đau răng
Viêm tủy răng: Tủy răng bị phá hủy do sâu răng, chấn thương răng không được điều trị khiến tủy bị nhiễm trùng và gây nên những cơn đau răng dữ dội.Viêm nướu: Nướu bị viêm do vi khuẩn tấn công nướu gây nên hiện tượng sưng đỏ, đau nhức nướu. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến chảy máu nướu, áp-xe nướu. Sau một thời gian sẽ tiến triển thành viêm nha chu và gây nguy cơ mất răng.Viêm nha chu: Tổ chức nướu và dây chằng nha chu bị tổn thương nghiêm trọng do viêm nướu không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô bên dưới nướu gây tụt nướu, lung lay răng, đau nhức răng, tăng nguy cơ hư hại xương hàm.Viêm nướu răng hàm trên
2. Đau răng hàm trên do răng khôn
Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn, 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Do mọc trong độ tuổi trưởng thành (17-25 tuổi), khi răng và xương hàm đã cứng chắc và không còn chỗ trống để răng khôn mọc, nên răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề.
Đầu tiên, khi mọc răng khôn, hầu hết chúng ta sẽ trải qua cảm giác khó chịu, đau nhức, sốt, co cứng hàm.Thứ hai, răng khôn không đủ chỗ nên thường mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm gây tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến đau nhức và nhiều biến chứng khác như xô lệch răng, rối loạn cảm giác, u nang xương hàm…Thứ ba, vì nằm vị trí trong cùng nên răng khôn khó được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng khôn, viêm nướu trùm răng khôn dẫn đến đau răng khôn hàm trên.3. Chấn thương răng
Chấn thương răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị tổn thương và đau răng.
Trong quá trình sinh hoạt, răng có thể bị chấn thương do lao động, tai nạn, thể dục - thể thao, tác động vật lý… Khi bị chấn thương, răng sẽ dễ bị nứt, mẻ, vỡ, gãy răng làm lộ ngà và tủy răng, hình thành nên những cơn đau răng hàm trên.
Chấn thương răng có thể gây nứt, mẻ răng và gây đau răng
4. Một số bệnh khác
Đau răng còn là một trong những hệ quả của các bệnh lý khác như viêm xoang, đau dây thần kinh, đau khớp thái dương hàm, thói quen nghiến răng, ung thư miệng…
Để biết được chính xác nguyên nhân gây đau răng, bạn cần tiến hành thăm khám nha khoa, nếu xác định đau răng không xuất phát từ các nguyên do khác ngoài vấn đề răng miệng, thì cần tiến hành thăm khám tổng quát để tìm nguyên nhân.
Giải pháp điều trị đau răng hàm trên
Các cơn đau răng hàm trên kéo dài không chỉ khiến sức khỏe và tình thần sa sút, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, nếu cảm thấy đau răng dù là mức độ nào thì cũng cần tìm kiếm xem nha khoa nào tốt để tiến hành thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Các giải pháp điều trị đau răng tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng, cụ thể như sau:
1. Đau răng liên quan đến các vấn đề răng miệng
Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát, cho chụp phim CT Cone Beam 3D để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương.
Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng… sẽ được điều trị bằng các kỹ thuật nha khoa như cạo vôi răng, trám răng, chữa tủy và phục hình…
Đôi khi, đối với những trường hợp quá nghiêm trọng, không thể hồi phục thì buộc phải nhổ răng để tránh nhiễm trùng lan rộng và phá hủy các răng lân cận và tổ chức xung quanh.
Điều trị đau răng tại Nha khoa Nhân Tâm
Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà có thể cần kết hợp điều trị bằng thuốc để giúp bệnh nhân giảm đau, kháng viêm trước khi sử dụng các biện pháp nha khoa chuyên nghiệp.
Đối với trường hợp đau răng do răng khôn thì cần nhổ răng khôn để chấm dứt cơn đau. Tại Nha khoa Nhân Tâm, kỹ thuật nhổ răng khôn siêu âm Piezotome cho phép nhổ răng khôn nhẹ nhàng, không sang chấn, an toàn và không biến chứng.
2. Đau răng do các bệnh lý khác
Cần tiến hành thăm khám tổng quát để kiểm tra sức khỏe toàn thân cũng như xác định được bệnh lý dẫn đến đau răng hàm trên và điều trị theo phác đồ của Bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp điều trị tình trạng đau răng hàm trên. Nếu còn thắc mắc nào, quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 5678 để được tư vấn tất cả các vấn đề răng miệng miễn phí cùng chuyên gia.
Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa ở trẻ: nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
Đau nhức răng hàm trên có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ giải quyết tạm thời. Để chữa trị hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
1/ Đau nhức răng hàm trên là gì ?
Đau nhức răng hàm trên trên là tình trạng đau ở vùng hàm trên, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên hàm, chẳng hạn như răng, lợi, khớp thái dương hàm…
2/ Hàm trên có bao nhiêu răng ?
Hàm trên có 16 răng, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 4 răng tiền hàm và 4 răng hàm.
3/ Nguyên nhân gây ra đau nhức răng hàm trên
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau nhức răng hàm trên, bao gồm:
Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức hàm trên. Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn sẽ phá hủy men răng và ngà răng, dẫn đến lộ tủy răng. Tủy răng là mô mềm bên trong răng chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi tủy răng bị kích thích, sẽ gây ra cảm giác đau nhức.Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm. Khi nướu răng bị viêm, nướu sẽ sưng đỏ, chảy máu và có thể gây đau nhức chân răng.Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng nghiêm trọng hơn viêm nướu, có thể dẫn đến tiêu xương xung quanh răng. Khi xương xung quanh răng bị tiêu, răng sẽ trở nên lỏng lẻo và có thể gây đau nhức chân răng.Áp xe răng: Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng nghiêm trọng. Khi áp xe răng xảy ra, sẽ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội ở chân răng.Nghiến răng: Nghiến răng là thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng. Nghiến răng có thể làm mòn men răng và ngà răng, dẫn đến lộ tủy răng và gây đau nhức chân răng.Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng có thể làm mòn men răng, dẫn đến lộ tủy răng và gây đau nhức chân răng.Nếu đau nhức răng hàm trên không được chữa trị sớm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Nhiễm trùng lan rộng: Nếu nhiễm trùng không được điều trị, có thể lan rộng sang các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như tai, mắt, não,…Tổn thương tủy răng: Nếu tủy răng bị tổn thương nặng, có thể dẫn đến mất răng.Rối loạn khớp thái dương hàm: Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng khớp nối giữa xương hàm và hộp sọ bị tổn thương. Rối loạn này có thể gây đau nhức, khó khăn khi há miệng và nói chuyện.Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức răng hàm trên, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Sâu răng: Sâu răng được điều trị bằng cách trám răng hoặc bọc răng.Viêm nướu: Viêm nướu được điều trị bằng cách lấy cao răng, đánh bóng răng và sử dụng thuốc kháng sinh.Viêm nha chu: Viêm nha chu được điều trị bằng cách phẫu thuật nạo túi nha chu và sử dụng thuốc kháng sinh.Áp xe răng: Áp xe răng được điều trị bằng cách dẫn lưu mủ và sử dụng thuốc kháng sinh.Nghiến răng: Nghiến răng được điều trị bằng cách đeo máng chống nghiến răng.Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tẩy trắng răng đúng nồng độ và phương pháp.4/ Để phòng ngừa đau nhức răng hàm trên, bạn nên:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày.Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.Tránh nghiến răng.Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất.5/ Một số bệnh khác do đau nhức răng hàm trên gây ra
Nếu đau nhức răng hàm trên là do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc áp xe răng, nhiễm trùng có thể lan rộng sang các vùng khác của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Viêm màng não: Viêm màng não là tình trạng viêm màng bảo vệ não và tủy sống.Viêm sọ não: Viêm sọ não là tình trạng viêm não và màng não.Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi.Viêm mắt: Viêm mắt là tình trạng viêm các mô xung quanh mắt.Đau nhức răng hàm trên là một tình trạng phổ biến có thể gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Nếu bạn bị đau nhức răng hàm trên, hãy đến gặp Nha Khoa Lê Hoàng để được thăm khám và điều trị kịp thời.