13 tuổi nhổ răng có mọc lại không là thắc mắc của nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi này khi có dự định nhổ răng cho trẻ vì một nguyên nhân nào đó, tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi để tránh trẻ bị mất răng vĩnh viễn.

Bạn đang xem: 13 tuổi còn thay răng không


Thời điểm thay răng của trẻ sẽ rơi vào 6-13 tuổi, lúc này răng sữa sẽ tự lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng rụng sau khi qua độ tuổi này, có thể trẻ sẽ bị mất răng vĩnh viễn và phải can thiệp bằng các phương pháp thẩm mỹ. Vì thế bài viết dưới đây sẽ giải đáp bố mẹ về việc trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không, để cân nhắc trước khi quyết định nhổ răng cho trẻ, mời mọi người xem qua nhé.

Các giai đoạn thay răng của trẻ từ 6-13 tuổi

Trước khi biết được khi trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì các bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn thay răng của trẻ trong quá trình lớn khôn. Theo đó giai đoạn mọc răng sữa đầu tiên sẽ từ 6 tháng đến 3 tuổi, lúc này các răng sẽ đảm nhiệm chức năng hỗ trợ bé nhai và vệ sinh răng miệng. Đợt thay răng tiếp theo từ 6 - 13 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng đi và dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

Thời điểm này các bố mẹ cần theo dõi tình trạng thay răng của con để theo dõi các vị trí răng mọc lên, tránh trường hợp răng mọc lộn xộn hoặc răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc.

Thông thường hoạt động thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra tại các cột mốc dưới đây:

6 - 7 tuổi: Các răng cửa giữa bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường vị trí cho răng cửa vĩnh viễn mọc lên.7 - 8 tuổi: Các răng cửa bên cạnh răng cửa giữa dần xuất hiện.9-10 tuổi: Các răng hàm nhỏ bắt đầu mọc lên.10 - 11 tuổi: Bé mọc răng nanh vĩnh viễn thế chỗ của những chiếc răng nanh sữa.11 - 13 tuổi: Các răng hàm sữa cũng được thay thế, song song đó răng nhai vĩnh viễn số 6, số 7 cũng được mọc lên để giữ chức năng nhai chính.

Bên cạnh những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa trong độ tuổi từ 6- 13 thì đến 17-25 tuổi sẽ có đợt mọc những chiếc răng cuối cùng của người trưởng thành, nhưng chúng gần như không có tác dụng hỗ trợ nhai mà còn mang lại cảm giác phiền phức, khó chịu khi mọc lệch với tên gọi là răng khôn.

*
Các cột mốc thay răng trong quá trình phát triển của trẻ

Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Hiện nay câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đó là khi trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Thực tế cho thấy có đến 90% trẻ em 13 tuổi không có răng mọc lên thay thế sau khi nhổ răng.

Lý giải cho điều này theo quy luật thay răng ở trẻ, trong các giai đoạn thay răng từ 6-13 tuổi các răng sữa đều bị thay thế bằng răng vĩnh viễn, các bố mẹ có thể tìm hiểu để biết răng vĩnh viễn là răng nào và cách phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con, vì khi răng vĩnh viễn bị nhổ đi thì chắc chắn sẽ không mọc lại vì mỗi người chỉ thay răng một lần trong đời.

Đôi khi ở một số bé có cơ địa khác biệt thay răng trễ chiếm đến 10%, đến khi 13 tuổi vẫn chưa thay hết răng sữa trên cung hàm, trường hợp này có thể nhổ bỏ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế.

*
Khi trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Vì sao?

Điều gì xảy ra khi trẻ 13 tuổi nhổ răng vĩnh viễn sớm?

Đặt tình huống nhiều bố mẹ chưa hiểu rõ các giai đoạn thay răng của trẻ và cho trẻ 13 tuổi nhổ răng khi đã có răng vĩnh viễn, các bé sẽ có nguy cơ cao đối diện với nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng như:

Tiêu xương hàm

Nếu đã nhổ bỏ đi răng vĩnh viễn, phần xương hàm tại vị trí không có răng sẽ mất lực nhai trong thời gian khoảng 3 tháng, dẫn đến tiêu xương hàm gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, đặc biệt là suy giảm mật độ và chất lượng xương.

Sau thời gian trên, mật độ xương bị giảm sút và các xương hàm sẽ bị xốp và tiêu dần. Tỷ lệ tiêu xương sẽ tăng đến 60% sau khoảng 3 năm, song song là quá trình lão hóa bị đẩy nhanh khiến chân răng dần bị lung lay, nguy hiểm hơn trẻ sẽ có nguy cơ bị mất thêm nhiều răng nữa.

*
Trẻ có thể đối diện với nhiều bệnh lý răng miệng khi nhổ răng vĩnh viễn

Răng bị xô lệch

Khi trẻ không mọc răng lấp khoảng trống tại nơi thiếu răng, các răng xung quanh sẽ dần nghiêng về phía đó vì không có điểm tựa, dần dần toàn bộ hàm răng sẽ bị xô lệch và lệch khớp cắn.

Mất thẩm mỹ

Khi vị trí một răng mất đi, đặc biệt là nhóm răng ở trung tâm như răng cửa và răng nanh sẽ làm giảm đáng kể nét thẩm mỹ trên gương mặt. Đối với trẻ 13 tuổi sắp đến tuổi dậy thì đã có nhận thức về vẻ ngoài, nên sẽ dần tự ti khi giao tiếp.

Ảnh hưởng chức năng nhai

Nếu thiếu đi bất kỳ một chiếc răng nào cũng đều làm suy giảm chức năng nhai, sẽ khiến cho thực đơn của trẻ bị giới hạn lại những thức ăn mềm, dễ nhai nhưng nếu kéo dài thì cơ thể không đảm bảo được chất dinh dưỡng khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch và có thể mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng,...

2 cách phục hồi răng đã mất phù hợp cho trẻ 13 tuổi trở lên

Trước những tác hại mà trẻ có nguy cơ đối diện nếu nhổ răng vĩnh viễn ở cột mốc 13 tuổi, 2 phương pháp phục hồi răng dưới đây sẽ là “phao cứu sinh” giúp bé lấy lại thẩm mỹ cao nhất.

Cầu răng sứ

Nếu bố mẹ vẫn đang băn khoăn thắc mắc có nên làm cầu răng sứ hay không thì câu trả lời là hoàn toàn phù hợp với trẻ 13 tuổi nhé, đây là một trong nhiều cách giúp phục hồi răng phổ biến nhất hiện nay.

Cầu răng bao gồm 2 hay nhiều trụ, sẽ được gắn cố định lên trên các răng trụ, giúp lấp đầy những khoảng trống của răng đã mất trên cung hàm.

Ưu điểm nổi bật:

Tối ưu thời gian thực hiện chỉ mất 4 - 5 ngày.Giúp khôi phục lại khớp cắn, khả năng phát âm rõ ràng hơn trong giao tiếp.Cầu răng sứ có độ cứng chắc giúp hỗ trợ khả năng nhai tự nhiên và tốt hơn răng thật.Tính thẩm mỹ cao, màu sắc răng tự nhiên như răng thật.Không gây kích ứng với khoang miệng và cơ thể.
*
Cầu răng sứ có sự tương thích sinh học cao với cơ thể người

Cấy ghép implant

Kỹ thuật cấy ghép implant là cấy ghép vào trong xương hàm một vít nhỏ có kích cỡ bằng với chân răng thật được làm bằng titanium có sự tương thích cao với cơ thể người. Kết hợp với trụ implant giúp nâng đỡ cho mão phục hình, cầu răng hay hàm răng giả để thay thế cho các răng đã mất.

Ưu điểm nổi bật:

Khả năng nhai như răng thật và thoải mái.Trụ titanium không bị gỉ sét hay bị bào mòn, không oxy hóa, có thể tồn tại ổn định suốt đời trong cơ thể nếu được chăm sóc đúng cách.Tính thẩm mỹ cao, thân răng có màu sắc, thiết kế và độ bóng tương đồng với răng thật.

Hy vọng qua thông tin trong bài viết trên, bố mẹ sẽ biết được trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không, để không cần lo lắng về việc mất răng của trẻ. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải nhổ các răng vĩnh viễn thì có thể nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ nha khoa để có hướng khắc phục phù hợp với từng bé.

Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn hỗ trợ con những năm đầu đời không chỉ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ mà còn là một hành trình thay răng thuận lợi.

Xem thêm: Sự Đổi Màu Răng Bị Xanh & Các Loại Vết Ố Trên Răng, Răng Chuyển Màu Xanh & Các Loại Vết Ố Trên Răng

Bởi từ 6 – 12 tuổi, con sẽ dần hoàn thiện bộ răng thứ 2 (bộ răng vĩnh viễn), bộ răng này giữ vai trò quan trọng giúp trẻ lớn khỏe, tự tin và theo con suốt cuộc đời. Giai đoạn này nếu Ba Mẹ để ý và tầm soát mọc răng cho trẻ sẽ giúp trẻ có được hành trình thay răng thuận lợi, sở hữu hàm răng thẳng đều trong tương lai.


1. Quy trình thay răng của trẻ em từ 6 – 12 tuổi

Lên 3 tuổi, trẻ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Khi trẻ lên 6 tuổi, quy trình thay răng bắt đầu diễn ra. Trình tự thay răng của con khởi đầu từ việc mọc chiếc răng cối (răng số 6) và kết thúc với chiếc răng số 7 khi được 12 tuổi.

Việc theo sát quá trình thay răng và cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ giúp Ba Mẹ sớm phát hiện những bất thường rất dễ gặp phải về răng như thiếu mầm răng, răng dư kẽ giữa, răng mọc ngầm (Mesiodens) gây cản trở sự mọc răng và ảnh hưởng đến vị trí mọc các răng còn lại.



Để trẻ lớn lên có một hàm răng khỏe đẹp, giai đoạn thay răng sữa đóng vai trò nền móng quan trọng. Nền móng không vững thì răng vĩnh viễn sau này của trẻ cũng sẽ lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy,…


Đồng thời, 6 – 12 tuổi cũng là thời gian xương hàm phát triển mạnh mẽ. Những lệch lạc và sai hình xương hàm theo chiều đứng, chiều ngang (hẹp hàm), theo chiều trước sau (hô, móm) nếu có sẽ được can thiệp đúng thời điểm và khắc phục hoàn toàn.

Ba Mẹ cùng theo dõi và lưu lại lịch thay răng của con trong hình ảnh bên dưới nhé.

Khi trẻ lên 6 tuổi, sự thay răng sẽ bắt đầu diễn ra với việc mọc răng số 6 (răng cối thứ nhất). Răng số 6 vĩnh viễn là răng mọc đầu tiên, vì răng này mọc phía trong, nhiều Ba Mẹ sẽ lầm tưởng rằng đây là răng sữa nên không chú ý. Nhưng Ba Mẹ nên chú ý đây là răng vĩnh viễn và là răng ăn nhai chính của trẻ trong suốt cuộc đời nên cần vệ sinh kĩ răng từ lúc mới mọc.

*
6 tuổi trẻ mọc răng vĩnh viễn.
*
Trẻ lên 7, hoàn tất thay răng cửa hàm trên và hàm dưới.
*
8 tuổi, trẻ thay răng cửa bên hoàn tất.
*
9 tuổi, răng nanh hàm dưới chuẩn bị mọc lên.
*
10 tuổi, răng cối nhỏ chuẩn bị thay (răng 4 rồi đến răng 5), răng nanh hàm dưới hoàn tất, mầm răng 8 bắt đầu xuất hiện.
*
11 tuổi, răng nanh hàm trên thay xuống.
*
12 tuổi, trẻ hoàn tât thay răng, răng 7 cũng bắt đầu mọc xuống.
*
15 tuổi, hoàn tất mọc răng số 7.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao răng sữa rụng lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc?
Thời gian này, răng khôn (răng số 8) sẽ bắt đầu mọc. Vì cung răng của người Việt Nam đa số là cung răng nhỏ hẹp, nên trường hợp mọc răng 8 ngầm, hoặc bị kẹt là những trường hợp khá phổ biến. Lúc này nên chụp phim Pano kiểm tra theo dõi vị trí răng 8, để có kế hoạch nhổ răng 8 hay không, hạn chế những biến chứng do răng 8 mọc ngầm, mọc lệch gây ra.

*

Nếu răng số 8 mọc tốt và theo đúng hướng thì 21 tuổi là thời gian hoàn tất hàm răng vĩnh viễn. Trên cung lúc này có đầy đủ 32 chiếc răng.


*

Nắm rõ trình tự răng thay và hiểu cơ bản sự phát triển xương hàm qua những thông tin Elite cung cấp, Ba Mẹ sẽ thấy được sự cần thiết của việc theo dõi sát sao từng chiếc răng và cho con được đến gặp nha sĩ kịp thời.

Lời khuyên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ là trẻ từ 6 – 7 tuổi nên được thăm khám chỉnh nha, bắt đầu tầm soát sự thay răng và phát triển xương hàm, sớm phát hiện những bất thường về xương – răng và có phương án can thiệp đúng thời điểm cho trẻ từ 6 – 11 tuổi, giúp con hành trình thay răng thuận lợi và sự tăng trưởng xương hàm cân đối.

2. Elite Dental – Trung tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em tại TP.HCM

◾️ Là phòng khám chú trọng khuyến khích niềng răng trẻ em đúng thời điểm với những lợi ích rõ ràng.

◾️ Đội ngũ Bác sĩ nha khoa chuyên sâu tu nghiệp tại nước ngoài với hơn 10 năm kinh nghiệm về điều trị chỉnh nha cho trẻ em Việt Nam.

◾️ Kho dữ kiện hàng trăm ca lâm sàng thành công, Ba Mẹ có thể xem trước trường hợp răng tương tự với con và an tâm điều trị.

◾️ Đặc biệt, Elite tiên phong phát triển phần mềm dự đoán khuynh hướng tăng trưởng xương hàm giúp chẩn đoán và tiên lượng tốt hơn về sự phát triển xương hàm của trẻ để đưa ra kế hoạch điều trị cho kết quả tối ưu.

◾️ Khí cụ chỉnh nha chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

◾️ Elite dành riêng một khu vui chơi giúp trẻ thoải mái và vui vẻ khi tới thăm khám.

Dành cho bạn:> Có nên cho trẻ niềng răng không?> Niềng răng tăng trưởng ở trẻ có hiệu quả không?
Bước vào lớp 1 là mốc phát triển quan trọng của con. Bên cạnh chăm lo sức khỏe thể chất giúp con học tập thì quan tâm đến hành trình thay răng là một trong những cần thiết cho con bộ răng thẳng đều trong tương lai.

Đối với những trẻ gặp tình trạng bất thường về xương hàm như hô, móm, hẹp hàm rất nên được điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi bởi vì trước tuổi dậy thì, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển cùng với sự thay răng, việc nắn chỉnh và di chuyển xương hàm về vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý là điều có thể thực hiện bởi Bác sĩ chỉnh nha và sự hỗ trợ của các khí cụ.

Có thể bạn quan tâm:> Độ tuổi nào niềng răng cho trẻ là tốt nhất?> Răng hàm trẻ em có thay không và cách chăm sóc> Niềng răng hô giá bao nhiêu tiền?> Niềng răng có hết móm không?

Chia sẻ: